07 nhân tố ảnh hưởng đối với sự phát triển của thai nhi theo tuần
Trong quá trình 9 tháng 10 ngày mang thai, luôn có rất nhiều nguy hiểm “rình rập” từ cuộc sống ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi theo tuần.
Mẹ bầu cần trau dồi kiến thức thường xuyên để có vốn hiểu biết phong phú; từ đó tránh được những nhân tố xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, giúp thai nhi phát triển toàn diện một cách tốt nhất.
Những nhân tố ảnh hưởng đối với sự phát triển của thai nhi theo tuần
1. Tia phóng xạ:
Lượng lớn tia xạ sóng điện từ như tia X quang, vô tuyến, máy tính, điện thoại di động có thể tổn hại trực tiếp tới thai nhi, gây dị dạng đầu nhỏ, cũng gây tác hại cho nhiễm sắc thể trong tinh trùng và trứng, gây các bệnh bẩm sinh.
2. Nhiễm khuẩn:
Vào quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai, rất nhiều vi sinh vật có thể gây dị tật ở thai nhi, gây ra các dị tật bẩm sinh như: bệnh tim, điếc, đục thủy tinh thế do virus sởi, khuẩn Cytomegalovirus gây chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ, mất chức năng Ìighe, virus herpes gây tật đầu nhỏ, nhãn cầu nhỏ, loạn sản võng mạc.
Toxoplasma godi gây mù, chậm phát triển trí tuệ, não nhỏ; Syphdis gãy răng và xương bất thường, tật đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ; varicella gây teo cơ, chậm phát triển trí tuệ; Venezuelan equine encephalitis gây đục thủy tinh thể, hoại não.
3. Thuốc:
Các loại thuốc như Aminopterin và methotrexate, hydantoin, Lithium carbonate, Tetracycline, Thalidomide, Trimethadione, Wafarin… đều gây ảnh hưởng tới thai nhi.
4. Ô nhiễm môi trường:
Nguồn nước, không khí, thức ăn chứa các chất độc hại như chì, thủy ngân… gây nguy cơ quái thai cao. Vậy trong giai đoạn phát triển của thai nhi vào ba tháng đầu, thì bà bầu cần tránh không được tiếp xúc với tia phóng xạ, không nuôi chó, mèo, giữ sức khỏe để không bị cúm, không sử dụng thuốc bừa bãi.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tránh những nơi bị ô nhiễm môi trường, chú ý chăm sóc giữ gìn sức khỏe trong thời gian mang thai và kiểm tra tiền sản, áp dụng biện pháp đình chỉ thai nghén đối với những thai nhi bất bình thường.
5. Vô tuyến:
Như mọi người đều biết, tia phóng xạ rất có hại đổi với cơ thể con người, tiếp xúc lâu dài với tia X quang gây thiếu máu, giảm hạch bạch cầu, vô sinh và quái thai.
Bóng hình của vô tuyến là một màn huỳnh quang phát ra dòng lưu điện tử tốc độ cao, dưới sức va của dòng điện tử này, sinh ra hình ảnh, đồng thời sản sinh ra tia X. Có điều tia X này rất yếu, theo tài liệu đã được công bố, lượng bức xạ mà người xem vô tuyến tiếp nhận hàng năm chiếm 1/5 dung lượng cho phép.
Tuy lượng bức xạ xem vô tuyến ở dưới mức cho phép, không gây ảnh hưởng lắm đến cơ thể con người hay sự phát triển của thai nhi, nhưng kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, tiếp xúc lâu dài với tia X sẽ làm hại nhiễm sắc thể trong nhân tế bào. Mà nhiễm sắc thể lại là vật dẫn chuyển tải gene di truyền, nên khi bị tổn hại, dễ sẩy thai, đẻ non, thậm chí gây dị tật ở hệ thần kinh trung ương, mắt và xương sống… của thai nhi, làm thai bị chết trong tử cung.
Ngoài ra, ống hình vô tuyến còn giải phóng một lượng lớn ion+, những ion+ này có thể hút bụi ion- trong không khí, khiến quanh màn hình vô tuyến bao phủ một lượng lớn bụi bẩn có chứa vi khuẩn. Những vi khuẩn này bám dính trên da người, gây hại cho con người, đặc biệt là thai phụ.
Tốt nhất là nên ngồi xa vô tuyến một chút và tốt nhất là nên rửa mặt, rửa tay chân sau khi xem vô tuyến, và nên xem ít là hơn.
6. Thuốc bắc
Rất nhiều người do thiếu hiểu biết, mù quáng cho rằng cứ thuốc bắc là tốt, là an toàn nên sử dụng để đại bổ và điều chỉnh thể chất. Việc làm này là hết sức sai lầm và ấu trĩ. Qua nghiên cứu, quan sát lâm sàng, các thầy thuốc Đông y phát hiện thấy có khoảng hơn 100 vị thuốc Đông dược và thảo dược phụ nữ mang thai không được sử dụng và tuyệt đối cấm sử dụng sau: xà thanh, phụ tử, thiên hùng, ô đầu, dã cát, thủy ngân, ba đậu, nguyên hoa, đại kích, nao sa, địa điểm, ban miêu…
Các vị thuốc cấm phụ nữ mang thai sử dụng có: thủy chí, mang trùng, ngô công, hùng hoàng, khiên ngưu tử, can tối, giải trảo giáp, xạ hương… các vị thuốc phụ nữ mang thai không nên sử dụng gồm các vị thuốc có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, diệt bệnh tán huyết, làm trụy thai như mao căn, mộc thông, đào nhân, mẫu đơn bì, tam lăng, ngưu tất, can khương, nhục quế, chế bán hạ, tạo giác, nam tinh, hoa hòe, xác ve…
Ngoài những vị thuốc nêu trên, một số dược phẩm được bào chế từ các vị thuốc bắc dưới đây cũng không được sử dụng cho phụ nữ có thai như: ngưu hoàng giải độc hoàn, đại hoạt lạc hoàn, tiểu hoạt lạc hoàn, lục thần hoàn, chí bảo đan, thiết đả hoàn, thư cân hoạt lạc hoàn, tô hợp hương hoàn, ngưu hoàng thanh tâm hoàn, tử tuyết đan, hắc tích đan, khai hung thuận khí đan, phục phương đương quy chú xạ dịch (thuốc tiêm), thập trích thủy, tiểu kim đan, ngọc chân tán.
Ngoài ra các loại dược phẩm sau cũng cần phải thận trọng khi sử dụng: hoắc hương chính khí hoàn, phòng phong thông thoáng hoàn, xà đảm bán hạ tán…
Trong các loại thuốc Đông dược trên, có loại có độc tính mạnh hoặc yếu, nhưng nếu sử dụng không cẩn trọng đều sẽ gây dị tật thai nhi, gây sẩy thai hoặc thai lưu.
Do đó phụ nữ trong khi mang thai không những không được sử dụng Tây dược bừa bãi, mà ngay cả Đông dược cũng phải sử dụng thận trọng. Khi đi khám nên nói rõ mình đang mang thai để thầy thuốc bốc thuốc kê đơn cho phù hợp.
7. Điều hòa
Khi sử dụng thiết bị điều hòa thiếu sự hướng dẫn và phương pháp giữ gìn vệ sinh, dễ gây bệnh truyền nhiễm, phản ứng thay đổi và các triệu chứng khó chịu khác mà y học vẫn gọi là hội chứng điều hòa. Có ba nguyên nhân phát sinh hội chứng điều là:
1. Không khí trong phòng sau khi được lọc đi lọc lại qua điều hòa, nồng độ ion không khí thay đổi, số ion oxy (+) giảm rõ rệt, số ion (-) tăng lên, gây ảnh hưởng tới độ thanh khiết của không khí và hoạt động sinh lý của con người, làm rối loạn nội tiết và chức năng tự chủ của thần kinh, xuất hiện triệu chứng đau nhức đầu, mệt mỏi, tim đập nhanh, hay mơ, chán ăn…
2. Môi trường trong máy điều hòa rất thích hợp cho nấm, vi khuẩn, virus sinh sôi và nảy nở, dễ gây ra viêm phổi và các bệnh khác.
3. Gây chênh lệch giữa nhiệt độ, độ ẩm, khí lưu và bức xạ trong và ngoài phòng điều hòa. gây đau đầu, nhức đầu, mất ngủ, đường ruột khó chịu, mệt mỏi, cảm cúm…
Do vậy, khi dùng điều hòa cần lưu ý: 1. Pha láp điều hòa phải duy trì thông khí và ánh sáng tốt. 2. Chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài phòng không lớn, thích hợp nhất là thấp hơn 5 – 7°c, đặt ở mức nhiệt độ 25 – 27°c.
4. Giữ khoảng cách nhất định với điều hòa. Khi người ra mồ hôi không được vào ngay phòng điều hòa. Không nên ngồi lâu trong phòng điều hòa, cứ 2 đến 3 tiếng sau lại ra ngoài hít thở không khí trong lành.
Xem ngay: “Những nguyên tắc quan trọng giúp bà bầu ăn gì để con thông minh” tại link https://goo.gl/affrUV
Những thời điểm dễ gây dị tật thai nhi
Mang thai tuy là một quá trình dài tới 280 ngày, nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ -thời điểm bắt đầu của sự hình thành và phát triển của thai nhi; các cơ quan, bộ phận, tổ chức cơ thể của thai nhi đã cơ bản hình thành. Ba tháng đầu thai kỳ là thời gian nhạy cảm của mỗi cơ quan, tô chức mỗi giai đoạn mỗi khác và việc sử dụng thuốc vào mỗi thời gian mỗi khác nên thời gian bị dị dạng cũng khác.
Loại dị tật |
Thời gian xảy ra |
Loại dị tật |
Thời gian gây ra |
Một mắt | 23 |
Chuyển vị các mạch máu lớn |
34 |
Quái thai người cá |
23 |
Sứt môi |
36 |
Vô sọ |
26 |
||
Xương sống bỏng nước |
28 |
Xương cẳng tay phát triển không đầy đủ |
38 |
Hẹp thực quản |
30 |
Sa hoành cách mô |
42 |
Khuyết cách thất |
42 |
Hẹp trực tràng |
42 |
Dính ngón tay |
42 | Hở hàm ếch |
56-63 |
Hẹp ruột |
49-56 |
Chứng Millerian |
70 |
Chứng ẩn tinh hoàn |
49-63 | Tật sa rốn |
70 |
Ruột ban sơ xoay bất thượng |
70 |
Tử cung 2 góc |
70 |
Hẹp ruột non |
49-56 |
Rách niệu đạo |
84 |
Lộ bàng quang |
30 |
Để tránh dị tật thai nhi bẩm sinh, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học và hợp lý. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể kết hợp uống sữa bầu trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình. Những dưỡng chất thiết yếu có trong sữa bầu sẽ giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh, từ đó cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi theo tuần.
Một số thương hiệu sữa bầu có uy tín trên thị trường hiện nay được nhiều mẹ tin dùng là Vinamilk, Anmum,… Mẹ bầu có thể tham khảo những thông tin chi tiết về các thương hiệu sữa trên và lựa chọn cho mình dòng sữa phù hợp nhất. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết đến các bạn dòng sữa Dielac Mama của Vinamilk cùng những công dụng tuyệt vời từ dòng sữa này.
Sữa Dielac Mama có tốt không?
Sữa Dielac Mama không những giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu mà còn cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi theo tuần. Với những dưỡng chất “vàng” trong thành phần dinh dưỡng của sữa, chắc hẳn mẹ sẽ không còn lo lắng làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh nữa nhé.
Sữa Dielac Mama giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu
Chỉ với 2 ly sữa Dielac Mama hàng ngày, mẹ bầu sẽ được bổ sung 13 mg sắt/ ngày, giúp hỗ trợ hàm lượng sắt cần thiết; từ đó ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt của bà bầu trong suốt thai kỳ.
Hệ chất xơ hòa tan tiên tiến SC-FOS và Inulin có trong thành phần của sữa Dielac Mama giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa và hạn chế tình trạng táo bón cũng như rối loạn tiêu hóa.
Hiểu được tâm lý của phụ nữ, sữa Dielac Mama với hàm lượng chất béo giảm tới 20% cùng bổ sung dầu thực vật, giúp mẹ bầu giảm tình trạng tăng cân quá mức, giữ được dáng sau khi sinh.
Sữa Dielac Mama giúp thai nhi phát triển toàn diện
Với 2 ly sữa mỗi ngày, sữa Dielac Mama của Vinamilk giúp mẹ bầu bổ sung 482 mcg DFE axit folic – một dưỡng chất cần thiết giúp giảm tỷ lệ dị tật thai nhi bẩm sinh; từ đó hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi một cách tốt nhất.
Qua bài viết này, chắc hẳn mẹ đã nhận ra được sự phát triển của thai nhi theo tuần ảnh hưởng rất nhiều từ chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt của mẹ bầu, đúng không nào? Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích của bài viết, mẹ bầu sẽ xây dựng được chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học, hợp lý; loại bỏ được những nhân tố xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Để tham khảo thêm những thông tin chi tiết về “Sữa Dielac Mama Gold có tốt không?”, bà bầu có thể tham khảo tại đây.