Bà bầu ốm nghén không ăn được gì có nên dùng sữa bầu?
Hiện tượng ốm nghén thường xuất hiện trong thời gian đầu khi mang thai, thường là ở 3 tháng đầu của thai kì. Những triệu chứng của ốm nghén luôn khiến nhiều mẹ lo sợ.
Vậy ốm nghén không thể ăn được thì phải làm sao? Và nếu gặp tình trạng này thì phụ nữ mang thai có nên uống sữa bầu hay không?
Bổ sung dưỡng chất thông qua sữa bầu
Đối với những bà bầu ăn uống tốt thì không có gì đáng nói, có thể tùy ý chọn uống hay không uống sữa bầu hoặc uống bổ sung thêm sữa tươi hoặc sữa đậu nành.
Không may mắn như vậy, các bà mẹ ốm nghén thường không ăn được gì cả, hoặc thèm những loại thực phẩm không mấy bổ dưỡng, điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn có thể nguồn dinh dưỡng cần thiết trong suốt thời kỳ mang thai thông qua sữa bầu. Một ngày mẹ bầu chỉ cần uống 250ml sữa là đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bào thai trong bụng.
Bà bầu ốm nghén nặng, không ăn được rất nguy hiểm. Nhất là đối với những bà mẹ mang thai lần đầu, đây là khoảng thời gian sợ hãi nhất khiến bà bầu rất mệt mỏi. Tình trang nôn mửa kéo dài nhiều ngày, thức ăn cứ ăn vào rồi lại nôn ra, đôi khi còn chưa ăn vào mà chỉ cần nghe thấy mùi thức ăn thôi đã nôn thốc nôn tháo. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến mất nước, sụt cân,… nguy hiểm hơn có thể gây trụy tim và đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
Khi ốm nghén, nhiều mẹ không ăn uống được nên cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến thai nhi chậm phát triển. Vì vậy, để giải quyết tình trạng đó, mẹ có thể cân nhắc việc uống sữa bầu, chỉ cần 2 ly sữa mỗi ngày là đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Theo đó, mẹ cũng nên ăn uống khoa học kết hợp với việc vận động nhẹ nhàng để giảm bớt tình trạng này.
Một số cách làm giảm ốm nghén
Dành thời gian nghỉ ngơi
Khi mẹ bị nôn ói quá nhiều thì không nên ép mình ăn nữa. Lúc này, mẹ nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, nhất là vào thời gian buổi trưa và buổi tối.
Sử dụng gừng, bạc hà
Gừng, bạc hà là phương thuốc chữa trị buồn nôn tự nhiên và hiệu quả, mẹ bầu có thể nhâm nhi kẹo gừng, kẹo bạc hà hoặc làm một tách trà gừng nóng trong ngày… sẽ giảm bớt được chứng buồn nôn, không còn nôn mửa, mẹ có thể ăn uống thoải mái hơn.
Uống sữa, sữa chua
Không thể bổ sung các dưỡng chất thông qua thực phẩm tự nhiên thì vẫn có thể cung cấp canxi và vitamin D cho cơ thể bằng sữa và sữa chua. Sữa chua giúp cân bằng các lợi khuẩn trong đường ruột, giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm thiểu nguy cơ bị táo bón khi mang thai.
Dưa hấu
Không chỉ dưa hấu, các thực phẩm mọng nước sẽ giúp mẹ giảm bớt cảm giác buồn nôn. Khi ăn vào lại nôn, mẹ bầu hãy ăn ngày một miếng dưa hấu, không chỉ giúp giảm cảm giác ói mửa mà còn giúp bù nước. Uống nhiều nước lọc đun sôi để nguội cũng giúp giảm ốm nghén.
Bổ sung vitamin
Không nhận được vitamin từ thức ăn thì có thể dùng các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin được bác sĩ khuyên dùng như dầu cá, DHA, viên sắt,.. Nên hỏi ý kiến của bác sĩ về loại cũng như liều lượng cách dùng vitamin trước khi sử dụng.
Không nên để bụng đói và cơ thể thiếu nước, bạn có thể ăn bất cứ cái gì bạn thích, không nên ăn quá no nhưng không được để bụng rỗng, điều đó sẽ càng khiến tình trạng ốm nghén của bạn tồi tệ hơn.