Giúp mẹ hiểu rõ về sự tự lập và trải nghiệm của trẻ 3 tuổi
Ở giai đoạn 3 tuổi trẻ có xu hướng thích sự tự lập và tham gia những trải nghiệm nhiều hơn. Vì vậy để phù hợp với sự phát triển đó của bé bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho mẹ những sự hiểu biết về sự tự lập và trải nghiệm ở trẻ mà mẹ nên biết
Ba tuổi là giai đoạn để trẻ tự lập.
Sau khi phát triển năng lực tư duy, thay vì bám lấy mẹ như trước đây, lúc này trẻ đã bắt đầu có những suy nghĩ riêng, dần muốn rời xa mẹ và hành động độc lập. Ý thức tự lập này ở trẻ nhiều nhất chỉ đạt được 50%. Bởi vì trong giai đoạn này, có lúc trẻ muốn hành động độc lập theo ý mình, song có lúc lại muốn quấn lấy mẹ. Hai thái cực đó cứ thay phiên nhau xảy ra. Nhưng 50% tự lập này rất quan trọng, cha mẹ phải giúp con phát triển chúng.
Trẻ 3 tuổi sẽ muốn tự làm mọi việc, mà không cần cha mẹ giúp đỡ. Vì trẻ muốn làm theo cảm xúc, suy nghĩ, cái tôi của mình, nên thường sẽ không vâng lời, phản kháng lại cha mẹ. Trước đây, người ta gọi 3 tuổi là giai đoạn phản kháng tiếp sau giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2”. Nhưng thật ra, ta không nên coi đây là sự phản kháng. Khi trẻ bắt đầu muốn hành động độc lập, cha mẹ nên nhìn theo hướng con mình là những đứa trẻ đang hào hứng khẳng định cái tôi của chúng. Chính ý muốn khẳng định cái tôi đó sẽ khiến trẻ dần dần không còn phụ thuộc, mà dễ dàng tách ra khỏi cha mẹ.
Ba tuổi là thời gian trẻ nên tách khỏi cha mẹ và tiếp xúc với người khác càng nhiều càng tốt. Làm cha mẹ, chúng ta phải sẵn lòng giúp đỡ con phát triển suy nghĩ và cái tôi riêng. Hãy chấp nhận cho con rời xa vòng tay mình, tích cực giúp con tự lập. Ngoài ra, trong giai đoạn này, việc thể hiện tình cảm dành cho con là vô cùng quan trọng. Hãy để con dù rời xa nhưng vẫn có thể cảm nhận đầy đủ tình cảm của cha mẹ dành cho mình. Chính sự tin tưởng đó sẽ giúp con yên tâm bước ra khỏi vòng tay cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ không nên chỉ để con chơi một mình, mà phải chơi cùng con. Trước khi để con chơi đùa cùng những đứa trẻ khác, cha mẹ cũng phải dành thời gian chơi cùng con. Mối quan hệ xã hội đầu tiên trẻ xây dựng nên là quan hệ giữa mẹ và con. Sau khi hình thành được nền tảng này, hãy để con ra ngoài chơi càng nhiều càng tốt. Hãy cho trẻ tích lũy kinh nghiệm bên ngoài vòng tay của mẹ ngày càng nhiều.
Cho con những trải nghiệm
Tuy vậy, tích lũy những kinh nghiệm từ bên ngoài không phải là việc dễ dàng với trẻ. Vì thế, các bậc phụ huynh phải cố gắng dành nhiều thời gian và cơ hội để con được trải nghiệm càng nhiêu càng tốt. Ví dụ, cha mẹ có thể dẫn con đi sở thú, thủy cung, tám biển, lội suối, leo núi, tham quan nhà ga, trung tâm thương mại, trạm phòng cháy chữa cháy, tiệm bán rau, bán bánh, nhà sách, thư viện, v.v… Điều quan trọng là phải cho con tiếp xúc với càng nhiều môi trường khác nhau càng tốt.
Tuy nhiên, nếu chỉ để trẻ trải nghiệm những chuyến đi này đơn thuần như một chuyến đi chơi thì hiệu quả giáo dục sẽ không đầy đủ. Cha mẹ phải hướng những chuyến đi này đến việc giáo dục, phải làm sao cho con nắm bắt được những khái niệm đúng, hình thành khả năng nhận thức, tư duy từ những trải nghiệm đó. Trong chuyến đi, cha mẹ phải nghĩ ra cách giúp con tăng vốn từ vựng, làm quen với khả năng phân tích các sự vật, sự việc, phát triển khả năng tổng hợp, tóm tắt vấn đề.
Một cách để con đạt được những khả năng trên là cha mẹ hãy cho con tường thuật lại những trải nghiệm riêng. Con hiểu biết và nắm bắt được các sự vật, sự việc là dựa trên việc con có thể diễn giải được những trải nghiệm của mình bằng ngôn ngữ trừu tượng hay không. Bởi vì, thông qua ngôn ngữ, con có thể hình dung trong đầu sự việc được kể, hoặc ngược lại, từ một sự việc cụ thể, con có thể liên tưởng và hình dung ra sự việc đó.
Hãy giúp trẻ phát triển khả năng tư duy bằng những trải nghiệm trong cuộc sống, và những suy nghĩ đó sẽ trở thành nền tảng hình thành nên những khái niệm, nâng cao khả năng nhận thức, nâng cao năng lực tư duy cho trẻ mẹ nhé
Tham khảo sữa tại đây.