Ăn gì cho con thông minh qua các bước ăn dặm?
“Ăn gì cho con thông minh?”. Ngay từ những năm tháng đầu đời của bé, cha mẹ nên lưu ý và cẩn thận thực đơn ăn dặm cho con. Bé có được phát triển thông minh toàn diện hay không thì phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng lúc này.
Ăn gì cho con thông minh qua các bước ăn dặm ?
Ăn dặm là gì?
Ăn dặm (ăn bổ sung, ăn sam) là thời kỳ bé chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa sang chế độ ăn các thức ăn giống như của người lớn. Bởi vì khi được 6 tháng tuổi, cơ thể bé bước vào giai đoạn phát triển mới với nhu cầu dinh dưỡng tăng cao mà sữa mẹ không đáp ứng đủ hoàn toàn cho bé nữa, do đó bé cần phải ăn thêm thức ăn bên ngoài.
Nhưng ăn dặm không đơn giản chỉ là bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bé, đó còn là quá trình bé tập nhai và nuốt, tập làm quen với các mùi vị và dạng thức ăn mới, giúp hệ tiêu hóa hoàn thiện, giúp cơ hàm của bé phát triển. Vì thế đây là quá trình cực kỳ quan trọng, giúp tạo nền tảng cho thói quen ăn uống tốt của bé sau này, cũng tức là tạo nền tảng cho sự phát triển thể chất và trí não của bé.
Bé đã đến lúc ăn dặm chưa? Vì sao không nên bắt đầu ăn dặm quá sớm và kết thức ăn dặm quá muộn?
Khi bé đã 6 tháng tuổi, dù mẹ có đủ sữa vẫn nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Một số em bé có thể ăn dặm từ 4 tháng nếu như mẹ quan sát thấy bé có khuynh hướng chậm phát triển và sữa mẹ ít đi.
Nhưng dù thế nào cũng không nên cho bé ăn dặm sớm hơn, vì khi ấy hệ tiêu hóa và thận của bé chưa sẵn sàng, ăn sớm chỉ có hại cho cơ thể bé, đồng thời khiến bé bị tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm, nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Ngược lại, nếu bé đến 7, 8 tháng tuổi mẹ mới cho bé tập ăn dặm thì có thể gặp tình trạng bé không “hợp tác” vì bé bị quen với sữa mẹ hơn, khó chấp nhận các thức ăn mới lạ và đặc, ngoài ra bé còn có khả năng bị thiếu dinh dưỡng.
Nhìn chung thời kỳ ăn dặm có thể tạm kết thúc lúc bé 2 tuổi, khi bé có thể ăn được cơm như người lớn hoặc cơm nát, cơm xay, và ăn được thức ăn tương đối thô. (Tất nhiên có những bé quá nhạy cảm với đồ ăn thô thì giai đoạn này có thể kéo dài hơn đến năm thứ ba).
Việc kéo dài thời kỳ ăn dặm khiến kỹ năng nhai của bé kém, khiến bé khó hòa nhập với các bạn đồng trang lứa ở trường lớp, kèm theo những bất tiện trong cuộc sống của bé sau này.
Thời gian biểu ăn dặm của bé nên sắp xếp thế nào?
Gợi ý để mẹ tham khảo.
- 6-7 tháng
6 giờ: Bú mẹ 14 giờ: Ăn dặm
8 giờ: Ăn dặm 16 giờ: Ăn nhẹ
10 giờ: Ăn nhẹ 18 giờ đến sáng hôm sau: Bú mẹ
11 giờ: Bú mẹ
- 8-9 tháng
6 giờ: Bú mẹ 14 giờ: Ăn dặm
8 giờ: Ăn dặm 16 giờ: Ăn nhẹ
10 giờ: Ăn nhẹ 18 giờ: Ăn dặm
12 giờ: Bú mẹ 19 giờ đến sáng hôm sau: Bú mẹ
- 10 – 12 tháng
6 giờ: Bú mẹ 14 giờ: Ăn dặm
8 giờ: Ăn dặm 16 giờ: Ăn nhẹ
10 giờ: Ăn nhẹ/Ăn dặm 18giờ: Ăn dặm 12 giờ
12 Bú mẹ 19 giờ – sáng hôm sau: Bú mẹ
- 1 – 2 tuổi
6 giờ: Bú mẹ 16 giờ: Ăn dặm
8 giờ: Ăn dặm 18 giờ: Bú mẹ
10 giờ: Ăn nhẹ 20 giờ: Ăn dặm
12 giờ: Ăn dặm 21 giờ đến sáng hôm sau: Bú mẹ
14 giờ: Ăn nhẹ
Các nguyên tắc mẹ cần nhớ khi con bắt đầu tập ăn dặm
Cho bé ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều.
Ban đầu mẹ nấu bột thật lỏng, chỉ đặc hơn sữa một chút để bé đỡ bỡ ngỡ và sợ ăn, khi bé quen mới làm bột đặc dần lên. Thức ăn giai đoạn đầu tập ăn nên mịn, không gợn, tránh cho bé bị hóc. Lúc mới tập ăn, nêu bé ăn đã ăn hết khẩu phần thì mẹ cũng đừng cho bé ăn thêm, đề phòng bé bị rối loạn tiêu hóa.
Khi việc tập ăn dặm cho bé đã gần hoàn thiện, miệng và lưỡi đã có thể biết cách đẩy và nuốt thức ăn một cách dễ dàng, không gặp các vấn đề về tiêu hóa thì mẹ nên cho bé làm quen dần với nhiều loại thực phẩm khác, đa dạng hơn và thức ăn cũng phải đặc dần lên, rối chuyển sang cháo (khi bé được từ 8 đến 10 tháng) để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện và trí não của bé.
Khi bé càng lớn, sự tiêu hao năng lượng cho việc vận động càng nhiều, đồng thời chất và lượng sữa mẹ cũng giảm dần, không còn là nguồn dinh dưỡng chính hằng ngày của bé nữa.
Cho bé ăn một món trong 3 đến 5 ngày để xem bé có hợp với loại thức ăn đó không, có bị rối loạn tiêu hóa hay dị ứng không, sau đó mới chuyên sang món mới. Không nên cho bé ăn đồng thời hai loại thực phẩm mới, không nên cho hỗn hợp các loại thức ăn cùng lúc và cùng ngày sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé không đáp ứng được dẫn đến đây bụng khó tiêu, chán ăn.
Cân đối 4 nhóm thực phẩm, gồm: bột đường (gạo, bột mì, mì, bún, ngô, khoai…), đạm (thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu nành…), chất béo (dầu, mỡ, bơ, các loại hạt có dầu…), vitamin và khoáng chất (rau củ, trái cây). Việc mẹ quá thiên về một nhóm thực phẩm nào đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé.
Đa dạng thực phẩm, đổi món cho bé thường xuyên để bé ngon miệng và quen với nhiều loại thức ăn khác nhau.
Mẹ tập nhai cho con ra sao ?
Tăng dần độ thô của thức ăn như trên chính là cách mẹ giúp bé tập nhai. Nhưng mỗi lần tăng độ thô của thức ăn, mẹ hãy quan sát phản ứng của bé. Nếu bé nôn ọe, hãy kiên nhẫn thử lại lần khác. Mẹ có thể phải thử khá nhiều lần. Ngoài ra, mẹ cho bé tập cắn những thức ăn mềm như chuối, xoài, đu đủ, trứng bác, đậu phụ, rau củ luộc thật mềm hoặc bánh ăn dặm.
Mẹ cho bé ngồi ăn cùng gia đình để bé quan sát, làm động tác nhai nuốt để bé bắt chước. Có bé chẳng cần tập cũng ăn thô được, nhưng có bé phải tập rất mất thời gian. Mẹ hãy cố gắng, vì nếu để bé ăn đồ xay nhuyễn lâu, cơ hàm bé sẽ kém phát triển.
Việc không nhai khiến men tiêu hóa trong nước bọt không tiết ra để kích thích vị giác, bé không có cảm giác ngon miệng, lâu dần bé chán ăn, hay ngậm thức ăn trong miệng. Tập cho bé biết nhai và ăn được thức ăn thô càng sớm càng tốt, kể cả khi chưa có răng bé cũng có thể nhai bằng lợi.
Chúc các mẹ sẽ nuôi bé khỏe mạnh thành công sau khi đọc bài viết trên nhé. Đọc thêm ăn gì cho con thông minh tại đây.