Trong giai đoạn sơ sinh cho đến khi bé được 1 tuổi, chắc hẳn cơ thể non nớt của con khó tránh khỏi các bệnh lý như trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh, nôn trớ, vặn người, v.v… Dưới đây là một vài bệnh lý và triệu chứng sinh lý thường gặp ở trẻ nhỏ.
Ba mẹ nên tham khảo để không bỡ ngỡ nếu vô tình bé nhà mình có những triệu chứng sau.
Triệu chứng vặn mình và đỏ mặt thường là sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh trước 3 tháng tuổi, biểu hiện thường là bé vặn người, đỏ mặt, triệu chứngnày thường kéo dài trong vòng vài phút và tự hết. Nếu bé thường có các biểu hiện vặn cứng người, nhưng không quấy khóc khó chịu, không ói, vẫn lên cân tốt. Thì đó là dấu hiệu hết sức bình thường và không có gì đáng lo cả.
Khi nào trẻ vừa hay vặn mình trong lúc ngủ (có thể lúc không ngủ bé cũng vặn mình) và kèm theo các dấu hiện sau, thì lúc này ba mẹ nên lo lắng và đưa con đến gặp bác sĩ vì có thể trẻ đang có những biểu hiện thiếu Vitamin D, nếu kéo dài sẽ khiến trẻ mắc phải chứng còi xương:
– Trẻ khó ngủ, cả ngày lẫn đêm không ngủ được tốt thiểu được 15 -17 tiếng trong 5-6 tháng đầu.
– Vào thời gian ban đêm và giữ khuya, trẻ hay thức giấc nhiều lần, hay giật mình, trằn trọc khó ngủ, người đổ nhiều mồ hôi, ay nấc, hay trớ, rụng tóc, chậm lên cân trong 3 tháng đầu (tăng dưới 800gram/tháng).
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều giấc ngủ ngắn và không sâu, nhất là với những trẻ bú bình. Nếu bé ngủ ít nhưng vẫn bú bình thường, lên cân tốt, vui vẻ không quấy khóc thì không sao.
Giấc ngủ của con rất quan trọng, thường trẻ trong 3 tháng đầu sẽ ngủ từ 17 – 20 tiếng để đảm bảo cho sự phát triển giai đoạn này. Nếu trẻ khó ngủ kèm theo hay quấy khóc cũng không có vấn đề gì, đến 50% trẻ sơ sinh là hay như vậy.
Khi nào bé khó ngủ kèm theo biểu hiện như: Hay lăn lộn, trăn trở khi ngủ, đổ nhiều mồ hôi, rụng tóc, thì đích thị là do trẻ thiếu Vitamin D. Chính là nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương.
Nôn trớ là biểu hiện hay gặp ở trẻ nhỏ khi bé mắc bệnh. Tuy nhiên, ba mẹ không nên nhầm lẫn với nôn trớ sinh lý – là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong đã vặn người, bé trớ ra sữa vón cục. Hiện tượng nôn trớ ở trẻ trong 3 tháng đầu là bình thường vì dạ dày của bé còn nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu nên bé rất hay bị nôn trớ, để giảm bớt tình trạng này cần chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày. Bé nào trớ nhiều, mỗi bữa bú nếu bú mẹ thì thời gian cho con bú ngắn lại (mẹ vắt bỏ lớp sữa đầu cho con bú lớp sữa thứ 2 thì dù bú ít con vẫn đủ dinh dưỡng.
Tuy nhiên, nếu thấy con có biểu hiện nôn trớ liên tục và mỗi lần trớ ra rất nhiều, dù mẹ đã cố gắng khắc phục nhưng vẫn không thể hạn chế tình trạng này thì mẹ nên nghĩ ngay đến bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.
Trong cả 2 trường hợp nôn trớ do bệnh trào ngược và nôn trớ sinh lý, mẹ có thể khắc phục bằng cách cho trẻ bú từ 30 – 45ml/ lần, và tăng số cữ bú lên, có thể cách 1 -1,5 tiếng lại cho con bú 1 lần. Mẹ không nên quá căng thẳng về hiện tượng này ở con, trẻ nào cũng hay bị nôn trớ ít nhiều trong giai đoạn 3 tháng đầu không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ, trừ nôn trớ do trào ngược dạ dày. Sau khi bú xong mẹ nên bế bé từ 15 -20 phút rồi mới đặt trẻ nằm.
Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh còn non nớt nên khiến trẻ rất dễ giật mình nên hay khóc. Ngoài ra, khóc cũng là cách duy nhất để trẻ bày tỏ các nhu cầu đơn giản của mình như đói, khát, … Cho dù nhiều mẹ rất cuống khi thấy bé nhà mình khóc, vì nhiều trẻ khóc trông rất vật vã, đỏ hết cả người, nhưng thật ra khóc không tổn hại gì cho con cả.
Ở giai đoạn trẻ sơ sinh, khóc còn là một vận động giúp trẻ rèn luyện hô hấp nữa. Với trẻ sơ sinh, kỹ năng hô hấp vẫn chưa hoàn thiện như người lớn nên khóc là một vận động làm tăng cường các cơ giúp trẻ hô hấp, đồng thời còn giúp cho phổi được mở rộng. Bên cạnh đó, việc khi trẻ khóc sẽ cử động đập tay đập chân còn là vận động giúp trẻ tăng nhiệt độ cơ thể, và tự bản thân điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình nữa đấy (vì giai đoạn sơ sinh này nhiệt độ cơ thể của trẻ vẫn chưa ổn)
Đa số các bà mẹ khi nghe con khóc chỉ chừng vài giây là bế con lên ôm ấp và cho con bú. Nhưng các mẹ lại không ngờ chính việc ôm trẻ có thể sẽ trở thành rào cản vô tình cản trở việc trẻ luyện tập cho cơ thể mình được phát triển hơn, đôi khi còn khiến trẻ mệt mỏi hơn. Đồng thời việc khi trẻ khóc là bế và cho bú luôn cũng có thể là một nguyên nhân khiến trẻ hình thành thói quen không tốt là phải bế hoặc phải cho bú mới ngủ, …
Ngoài ra, trẻ trong 3 tháng đầu hay khóc là do bỉm ướt gây khó chịu, quần áo của con bị dầy, thô ráp gây ngứa và xót làn da mỏng manh của trẻ, hay nằm mãi một tư thế hơn 1 tiếng trẻ sẽ khó chịu.
Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe trẻ nhỏ chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của việc trẻ nấc cụt liên tục. Một số người cho rằng do việc truyền xung thần kinh chưa ổn định giữa não và cơ hoành – cơ bụng giúp việc hô hấp. Hiện tượng nấc cụt ở trẻ là vô hại, sẽ mất khi trẻ lớn lên.
Nếu trẻ nấc cục, kèm theo hay nôn trớ, hay giật mình, trằn trọc khó ngủ, đổ nhiều mồ hôi, chậm lên cân, …, mới đáng lo và đến hơn 90% là do trẻ thiếu vitamin D.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp ba mẹ có thêm kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm tại đây một số cách trị trớ sữa cho con.
Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…
Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…
Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…
Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…
Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…
Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…