Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là rất quan trọng, bởi thời điểm này là thời điểm bà bầu có thể bị ốm nghén, chán ăn, mệt mỏi,… Nhưng không vì thế mà có thể bỏ qua việc ăn uống để bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ và thai nhi. Các mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu khi mang thai cần những gì nhé!
Thời gian đầu trứng thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung đã có nguồn năng lượng dự trữ đủ phát triển mà không cần đến nguồn dinh dưỡng ở người mẹ. Đến thời kỳ bánh nhau phát triển, các rễ nhau xuyên sâu vào trong thành tử cung để nhận nguồn dinh dưỡng từ máu của người mẹ giúp cho thai nhi phát triển, lúc này nguồn dinh dưỡng để thai nhi phát triển là hoàn toàn dựa vào nguồn dinh dưỡng từ máu của mẹ và được lọc qua hệ thống lọc máu là bánh nhau rồi chuyển sang con qua động mạch rốn.
Bởi vậy vào giai đoạn này mối liên quan dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi là rất chặt chẽ. Việc bồi bổ hợp lý cho người mẹ ở thời kỳ mang thai là rất cần thiết và vô cùng quan trọng, tuy nhiên việc bồi bổ phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thai nhi mới đạt hiệu quả cao.
Ở thời kỳ đầu mang thai (giai đoạn 3 tháng đầu), thai nhi phát triển tương đối chậm, do vậy lượng nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng chỉ cần đáp ứng giống như trước khi mang thai. Nghĩa là dinh dưỡng hợp lý đủ cung cấp cho người mẹ cả về đạm, đường, mỡ và các yếu tố vi lượng như khoáng chất và các vitamin.
(1) Nhiệt lượng: Đây là giai đoạn điều chỉnh, chủ yếu là sự thay đổi chức năng hệ thống tiêu hóa, dịch bài tiết tiêu hóa giảm thiểu. Trong thời kỳ này phôi thai phát triển khá chậm nên nhu cầu về nhiệt lượng của thai phụ cũng chưa rõ ràng, về cơ bản giữ nguyên mức nhiệt năng cần đến trước khi có thai. Nguồn gốc của nhiệt năng đến từ các loại ngũ cốc.
(2) Protein: Lượng protein cần đến trong giai đoạn này cũng chưa có sự thay đổi rõ rệt. Do sự thay đổi về chức năng hệ thống tiêu hóa, nguồn gốc của protein đến từ các loại đậu và thực vật, ngoài ra cũng có thể chọn ăn một số thực phẩm chế biến từ sữa.
(3) Muối vô cơ và vitamin: Nhu cầu muối vô cơ và vitamin cũng chưa có sự thay đổi nhiều so với thời kỳ trước khi mang thai.
Để sinh nở tốt, thai phụ cần có đủ dinh dưỡng. Mọi nguồn dinh dưỡng đều đến từ thực phẩm, những thực phẩm dinh dưỡng thích hợp cho thai phụ gồm mấy loại sau:
(1) Protein: Protein là nguồn sống của nhân loại, là chất cơ bản câu tạo nên cơ thịt và huyết dịch trong cơ thể, là chất dinh dưỡng tham gia vào sự phát triển và cung cấp nhiệt năng. Thời kỳ mang thai, mỗi ngày cần ưu tiên dùng nhiều protein thì mới đáp ứng được nhu cầu của thai phụ. Nguồn thực phẩm chứa nhiều protein chủ yếu là các loại trứng, thịt, sữa các loại. Protein trong thực vật có nhiều nhất là ở các loại đậu, nhưng đối với cơ thể con người, mức độ hấp thụ protein trong thực vật thấp hơn so với protein ở động vật.
(2) Lipid: Có thể cung cấp nhiều nhiệt năng, thai phụ mỗi ngày cần đến khoảng 60g lipid (người bình thường là 50g). Nếu nhiều lipid quá sẽ dẫn đến béo phì. Nguồn lipid từ động vật có trong các loại mỡ heo, thịt mỡ; lipid trong thực vật có trong các loại dầu: đậu phộng, hạnh đào, dầu mè v.v…
(3) Gluco: Các loại thực phẩm như cơm, khoai tây, khoai lang đều có chứa đường, là nguồn chủ yếu sinh ra nhiệt lượng. Cơ thể mẹ và thai nhi trao đổi chuyển hóa nhiều hơn, nhiệt lượng cần đến cũng nhiều hơn, bình quân mỗi ngày dùng khoảng 400g đến 500g thực phẩm chính (ngũ cốc các loại) mới có thể đáp ứng được nhu cầu.
(4) Khoáng chất: Đặc biệt là canxi, sắt và natri. Lượng canxi mà thai phụ cần đến tăng lên rõ rệt, trong thực phẩm, sữa và cá có chứa hàm lượng canxi cao mà lại dễ hấp thụ, tốt nhất mỗi ngày uống từ 250ml đến 500ml sữa, hoặc bổ sung thêm canxi. Nhu cầu về sắt của thai phụ cũng tăng cao, đế chống thiếu máu thì cần phải ăn nhiều thực phẩm có chứa chất sắt như gan heo, thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, cà rốt v.v… Natri có mối quan hệ mật thiết với sự trao đổi chất trong cơ thể người, đặc biệt là chuyển hóa nước, lượng natri quá ít hoặc quá nhiều đều không tốt, chỉ cần hấp thụ từ thức ăn hàng ngày là đủ.
(5) Các loại vitamin: Nếu thiếu vitamin sẽ dẫn đến sự chuyển hóa trao đổi chất trong cơ thể mất cân đối. Vitamin có trong nhiều loại thực phẩm như trứng, thịt, sữa, đậu và các loại rau quả.
(6) Nguyên tố vi lượng: Như iod, kẽm, đồng… cũng đều là những nguyên tố không thể thiếu đối với sức khỏe của thai nhi. Các loại hải sản có chứa nhiều iod; các loại thịt động vật, ngũ cốc, đậu và rau quả đều có chứa những nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, đồng v.v…
Để dinh dưỡng đối với bà bầu 3 tháng đầu được tốt nhất, các mẹ bầu đừng quên những điều trên nhé. Chúc mẹ bầu có một thai kì thật khỏe mạnh và nhẹ nhàng!
Ngoài ra, để tránh đau đầu trong việc lên thực đơn cho chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể tham khảo tại đây.
Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…
Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…
Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…
Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…
Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…
Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…