Giải pháp cho trẻ tăng cân nhanh chóng
Trước đây, chứng biếng ăn của các trẻ có thể coi là rất hiếm nhưng với xã hội ngày nay thì những trường hợp đó lại thường xuyên xảy ra. Biếng ăn có thể xảy ra ở các bé trải dài từ độ tuổi 1 đến 5. Bố mẹ nên kiểm tra bé thường xuyên để biết bé nhà mình có rơi vào thực trạng chậm tăng cân.
Các bác sĩ luôn khuyến khích mọi người nên lập biểu đồ cân nặng cho con. Vì nó có thể giúp ích rất nhiều trong trường hợp con bị bệnh hoặc thiết thực hơn là bố mẹ có thể nhìn thấy sự phát triển của con qua mỗi tuần. Khi biểu đồ đi lên đều thì đó là biểu hiện tốt và ngược lại, nếu nó đi xuống hoặc chỉ ngang bằng một mức thì chứng tỏ bé đã có những dấu hiệu của chứng biếng ăn hoặc sức khỏe có vấn đề nên không tăng cân được. Để phòng ngừa việc đứng cân ở trẻ, mẹ có thể cho bé bổ sung thêm các loại sữa cho bé chậm tăng cân, hoặc dễ uống hơn là các loại sữa tươi, hoặc các sản phẩm từ sữa khác như váng sữa, sữa chua…Các thương hiệu có sản xuất uy tín có thể kể đến như Vinamilk, TH True Milk…
Vì sao trẻ ngán ngẫm mỗi khi đến giờ ăn?
Biếng ăn là nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ bị đứng cân hoặc lên cân theo đúng tiêu chuẩn. Cả nhà hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tính trạng này.
1. Bố mẹ không hiểu ý con
Hay còn gọi là biếng ăn do tâm lý, nguyên nhân đa phần là do bố mẹ không hiểu tâm lý của con. Việc gò bó hay đánh lừa trẻ mỗi lần ăn sẽ gây ra ức chế hay sự thất vọng cho bé, nhận biết được điều này nên những lần ăn về sau bé sẽ phản kháng bằng cách cự tuyệt, khóc la hoặc đòi hỏi và không tập trung ăn uống như trước nữa.
Ví dụ: Trẻ bị ép phải ngồi ăn với người lạ, phải ngồi một chỗ, mang khăn ăn, bố mẹ tỏ thái độ mệt mỏi mỗi lần cho bé ăn, người lạ cho ăn khiến bé khó chịu hoặc từ những lần mẹ cho thuốc vào thức ăn của con…
Tất cả những điều trên quy tụ lại chỉ vì nguyên nhận phụ huynh không hiểu được con em mình. Cần tránh các hành vi ép buộc, quát nạt, đánh bé mỗi khi cho ăn. Nếu mẹ có việc cần nhờ người khác cho bé ăn thì nên chuẩn bị cho bé tập làm quen với người đó trước hoặc tập cho bé ngồi ăn với họ trước đó. Đối với trường hợp cho con uống thuốc thì nên nói rõ ràng giúp trẻ hiểu, có thể nói rằng thuốc dễ uống hoặc sau khi uống có thể cho con kẹo hoặc thứ gì đó ngon ngon.
2. Thức ăn không hợp khẩu vị
Đối với người lớn chúng ta, việc dùng một thức ăn không hợp khẩu vị trong nhiều ngày sẽ khiến chúng ta chán nãn và buồn ăn. Đối với trẻ em cũng như vậy, việc thức ăn quá nhạt hay quá mặn cũng sẽ khiến trẻ không thích. Trường hợp khác là khi bố mẹ biết trẻ thích ăn món đó, và thế là chỉ duy nhất món đó xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày, hàng tuần khiến trẻ ngán ngẫm. Việc một loại thức ăn xuất hiện liên tục sẽ gây nhàm chán cho bé, không hứng thú mỗi khi tới bữa ăn rồi từ đó dẫn đến biếng ăn. Những cách kết hợp kì lạ khác khiến trẻ khó tiêu hóa hay khó ăn đều dẫn đến tình trạng này.
Thực ra nếu là vì nguyên nhân này thì cũng không quá khó để khắc phục. Bố mẹ có thể hỏi bé thức ăn ra sao, lắng nghe ý kiến khẩu vị của con mình, đa dạng các loại thức ăn mỗi bữa, không nên để trẻ ăn một loại quá lâu sẽ dẫn đến nhàm chán. Một cách khác để gây hứng thú cho trẻ là bố mẹ có thể trang trí thức ăn thành những hình thù bắt mắt, hoặc đựng trong các dụng cụ có hình hay nhân vật bé thích.
3. Thời gian bữa ăn không phù hợp
Cả nhà luôn nghĩ bé bỏ bữa là do chứng biếng ăn, nhưng trước đó có thể bé đã ăn vặt, bánh kẹo hay một thứ gì đó khác khiến trẻ không muốn ăn thêm gì trong mỗi bữa cơm. Người nhà cần quan tâm điểm này nhiều hơn để tránh nhầm lẫn là trẻ bị biếng ăn.
Nên xem kĩ thời gian bé ăn. Nếu cho bé ăn mỗi lúc đói thì nên kiểm tra xem mỗi bữa cách nhau bao lâu, trong ngày bé có những hoạt động gì, tiêu hao năng lượng nhiều hay không và cả hàm lượng bé ăn mỗi bữa là bao nhiều, từ đó chia khẩu phần mỗi lần hợp lí hơn.
Nếu các mẹ cho con ăn theo giờ giấc thì nên chia cho bé khẩu phần từ 5 đến 6 bữa mỗi ngày thay vì 3 bữa như trước giờ. Cần lưu ý không cho trẻ ăn vặt khoảng 1 giờ trước bữa chính vì có thể làm trẻ no và chán ăn cơm.