Hãy xây dựng một chế độ ăn dặm nhiều rau xanh hàng ngày cho bé
Trong rau quả có các enzyme kích thích cảm giác thèm ăn và kích thích dạ dày tiết dịch tiêu hoá hiệu quả. Do đó, một chế độ ăn dặm hàng ngày nhiều rau xanh sẽ giúp bé ăn ngon hơn cũng như giúp cho cho hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Giá trị dinh dưỡng của rau
Rau quả là nguồn chứa các khoáng kiềm như kali, canxi, magiê dồi dào, là thực phẩm có hàm lượng nước cao (từ 70-95%). Ngoài ra, rau cũng cung cấp một hàm lượng chất sắt tuyệt vời cho bé.
Protein trong rau thấp, nhưng lysine và methionine lại cao. Cellulose của rau mịn, dễ hòa tan trong ruột. Và xenluloza cũng góp phần giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra rất tốt, ngăn ngừa táo bón hiệu quả, đồng thời còn có khả năng loại bỏ cholesterol ra khỏi cơ thể.
Đây là một trong 4 nhóm thực phẩm cần thiết nhất trong chế độ ăn dặm hàng ngày của bé. Trong rau có nhiều loại sắc tố thực vật, được gọi là carotenoid. Nó cũng có nhiều đặc tính giống như vitamin. Dưỡng chất này có thể được tìm thấy trong một số trái cây và rau quả như ớt vàng, cà chua, cà rốt, rau mùi, hành lá xanh …
Vitamin C có trong một số loại rau cũng tham gia trong các phản ứng oxi hóa khử. Là yếu tố cần thiết để cơ thể tổng hợp collagen, xây dựng thành tế bào của mô liên kết, xương và răng. Các loại rau có nhiều vitamin C là rau mùi, rau bina, sen, cải bắp, rau muống… Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, hàm lượng vitamin C thường giảm đi đáng kể ( khoảng 50%).
Giá trị dinh dưỡng của quả
Về dinh dưỡng, quả có nhiều glutin hơn, và hầu hết là ở dạng đường đơn hoặc kép. Các loại quả, trái cây cũng là một nguồn cung cấp vitamin C tốt hơn rau cải vì chúng không có enzyme ascorbinaza phân giải vitamin C, do đó vitamin được giữ gần như nguyên vẹn khi ăn.
Một số lưu ý
Biết rằng trong rau quả có chứa các loại vitamin và chất xơ có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, khi chế biến món ăn dặm cho con từ các loại rau, mẹ cũng nên lưu ý những điều sau đây:
1. Cho con ăn đúng cách, với lượng vừa đủ
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho bé, nhưng mẹ nhớ phải chế biến đúng cách để không làm mất đi các dưỡng chất trong rau quả, vừa phải cho ăn đúng lượng, để bé không bị quá sức nhé. Do đó, với những bé dưới 1 tuổi, ta chỉ nên cho dùng mỗi lần từ 1 đến 2 muỗng rau củ nghiền nhuyễn là đủ.
2. Nấu hoặc hấp chín trước khi chế biến
Hiện nay có nhiều loại rau có chứa chất nitrat không tốt cho sức khoẻ của bé. Do đó, bạn nên luộc rau thật kỹ trước khi chế biến thành các món canh hoặc cháo cho bé ăn dặm.
3. Thử xem con có bị ứng không
Khi muốn tập cho con thử bất kỳ loại rau nào, mẹ cũng nên theo dõi ít nhất 4 ngày trước đó rồi mới cho bé ăn thực phẩm đó thường xuyên. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ dị ứng thực phẩm.
4. Đa dạng các loại thực phẩm và thay đổi thực đơn thường xuyên
Để con hấp thụ tối ưu nhiều loại vitamin và chất xơ, cũng như có thể làm mới hương vị và giúp bé không mau ngán, người mẹ nên thay đổi thực đơn rau quả thường xuyên trong các bữa ăn của con yêu nhé.