Hỏi đáp về vấn đề ăn dặm của bé – Phần 2
Tiếp theo những câu hỏi ở phần 1, chúng ta hãy tìm hiểu hơn để trau dồi kiến thức xoay quanh vấn đề ăn dặm của bé nhé!
Làm sao có thể biết bé đã no?
Sự thèm ăn của bé sẽ thay đổi từ lần ăn này tới lần ăn khác, do đó, việc tính toán chính xác lượng bé ăn không phải là một cách đáng tin cậy để biết bé đã no chưa. Hãy tìm những dấu hiệu cho thấy bé có lẽ đã no:
- Bé ngả lưng vào ghế.
- Bé quay đầu ra khỏi thực phẩm.
- Bắt đầu chơi với thìa muỗng.
- Từ chối mở miệng cho miếng tiếp theo. (Đôi khi bé sẽ ngậm miệng bởi vì bé vẫn chưa kết thúc với miếng đầu tiên, vì vậy hãy chắc chắn để bé có thời gian nuốt.)
Có cần phải cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức không?
Có, em bé của bạn sẽ cần sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi bé được một năm tuổi. Cả hai đều cung cấp vitamin quan trọng, sắt và protein ở dạng dễ tiêu hóa. Thực phẩm rắn không thể thay thế tất cả các chất dinh dưỡng mà sữa mẹ hoặc sữa công thức cung cấp trong năm đầu đời.
Phải cho bé làm quen với mỗi loại thực phẩm mới như thế nào?
Cho bé ăn các thực phẩm rắn khác một cách từ từ, mỗi lần một loại, đợi ít nhất là ba ngày sau mỗi thực phẩm mới. Bằng cách này bạn sẽ có sự cảnh báo nếu em bé của bạn bị dị ứng với một trong số chúng (những dấu hiệu của dị ứng có thể bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, sưng mặt, thở khò khè, hoặc phát ban). Nếu gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng, hoặc em bé của bạn bị dị ứng trong quá trình này, hãy bắt đầu đợi một tuần giữa 2 lần thức ăn mới.
Nói chuyện với bác sĩ của bé về loại thực phẩm ăn dặm và khi nào thì bắt đầu cho ăn dặm. Để an toàn, các bác sĩ có thể khuyên bạn nên hoãn lại việc cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu nành, sữa, trứng, lúa mì, cá và các loại hạt cây (quả hạch).
Mặc dù nên cho bé làm quen với việc ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, sẽ mất thời gian để bé quen với mỗi hương vị và cấu trúc mới. Mỗi bé sẽ có sở thích ăn uống riêng biệt, nhưng việc chuyển đổi thường như thế này:
1. Thức ăn xay nhuyễn hoặc bán lỏng
2. Thức ăn lọc hoặc nghiền
3. Thức ăn ăn bằng tay ở dạng miếng nhỏ
Nếu em bé của bạn đang chuyển sang tập ăn món ăn khác sau khi đã quen với ngũ cốc, hãy thêm một vài thìa rau củ hoặc trái cây trong cùng một bữa ăn với ngũ cốc. Ở gian đoạn này tất cả các thực phẩm phải rất nhão, bé sẽ ép chặt thức ăn từ đầu miệng và nuốt chúng.
Nếu bạn đang cho bé ăn từ các hũ thực phẩm trẻ em bán sẵn, múc một ít váo đĩa và cho bé ăn từ đó. Nếu bạn nhúng thìa ăn của bé vào hũ, bạn sẽ không thể bảo quản phần thức ăn còn thừa, bởi vì như vậy bạn sẽ đưa vi khuẩn từ miệng của bé vào trong hũ. Ngoài ra, hãy bỏ bất cứ hũ thức ăn cho trẻ nào trong vòng một hoặc hai ngày sau khi mở chúng.
Một số phụ huynh có thể bảo bạn nên bắt đầu với rau củ thay vì các loại trái cây để bé không phát sinh cảm giác thèm ngọt. Nhưng em bé được sinh đã có sẵn sở thích với đồ ngọt, vì vậy bạn không phải lo lắng về việc cho bé ăn dặm theo bất kỳ thứ tự cụ thể nào. Ngoài ra, đừng loại bỏ bất kỳ thực phẩm nào ra khỏi thực đơn của bé đơn giản chỉ vì bạn không thích nó. Và tránh xa các loại thực phẩm có thể khiến bé bị nghẹn.
Đừng thúc ép nếu bé ngoảnh mặt với một loại thực phẩm nào đó. Hãy thử lại nó trong tuần sau hoặc lâu hơn. Bé có thể không bao giờ thích khoai lang, hoặc bé có thể thay đổi suy nghĩ của bé nhiều lần và cuối cùng yêu thích chúng.
Đừng ngạc nhiên nếu phân của bé thay đổi màu sắc và mùi khi bạn thêm các thực phẩm rắn vào chế độ ăn uống của bé. Nếu bé vẫn bú sữa mẹ hoàn toàn cho đến thời điểm này, có thể bạn sẽ nhận thấy một mùi mạnh từ phân của bé vốn trước đó là có mùi ngọt ngay sau khi bé bắt đầu ăn dặm thậm chí chỉ với một lượng rất nhỏ thực phẩm rắn. Điều này là bình thường. Nếu phân của bé dường như quá chắc (gạongũ cốc, chuối và nước sốt táo có thể góp phần gây táo bón), hãy chuyển sang loại rau quả khác và bột yến mạch hoặc lúa mạch ngũ cốc.
Vào khoảng thời gian này, bạn cũng có thể cho bé làm quen với nước, nó có thể giúp kiểm soát vấn đề táo bón (mặc dù bé vẫn sẽ nhận được tất cả lượng nước bé cần từ sữa mẹ hoặc sữa công thức). Bạn có thể cho uống 2-4 ounce (60-120 ml) nứớc mỗi ngày trong một bình ti.
Kiến thức ăn dặm vô hạn chưa dừng lại ở đây, các mẹ hãy tiếp tục đón đọc bài viết ở phần 3 nhé!