Hỏi đáp về vấn đề ăn dặm của bé – Phần 3
Qua phần 3, những vấn đề giải đáp chuyên sâu và cụ thể hơn rất nhiều. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Nên cho bé ăn dặm mấy lần một ngày?
Thòi gian đầu, bé sẽ ăn thức ăn rắn chỉ một lần một ngày. Tới khoảng 6- 7 tháng tuổi, hai bữa một ngày là bình thường. Khoảng 8 tháng tuổi, bé nên ăn dặm ba lần một ngày. Chế độ ăn uống một ngày tiêu biểu của bé 8 tháng tuổi có thể bao gồm một sự kết hợp của:
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức tăng cường chất sắt
- Ngũ cốc tăng cường chất sắt
- Rau củ màu vàng, màu cam và màu xanh
- Hoa quả
- Một lượng nhỏ protein như thịt gia cầm, đậu lăng, đậu hũ, thịt..
Có những loại thực phẩm nhất định mà bạn chưa nên cho bé ăn. Mật ong, là một ví dụ, có thể gây ngộ độc ở trẻ dưới một tuổi. Và trẻ sơ sinh nên gắn bó với sữa mẹ hoặc sữa công thức và tránh sữa bò hoặc sữa đậu nành cho đến sau sinh nhật đầu tiên của bé.
Cần dụng cụ gì để cho bé ăn dặm?
- Có một chiếc ghế cao là rất hữu ích, thìa nhựa để bảo vệ nướu răng nhạy cảm của bé, yếm ăn, bát và đĩa nhựa.
- Một tấm thảm trải trên sàn nhà có thể giúp làm giảm việc bừa bộn đến mức tối thiểu.
- Bạn cũng có thể muốn cho bé dùng bình ti (bình tập uống) ngay sau khi bạn bắt đầu cho bé ăn dặm.
Cần những gì để làm thức ăn tại nhà cho trẻ?
Nếu bạn đang làm thức ăn riêng cho bé, bạn sẽ cần những thứ sau đây:
- Một dụng cụ để xay nhuyễn thức ăn, chẳng hạn như một máy xay sinh tố, máy chế biến thực phẩm hoặc máy nghiền thực phẩm trẻ em.
- Hộp chứa lưu trữ để cất trong tủ lạnh và lạnh đông các phần thức ăn dư thừa. (Một số cha mẹ sử dụng khay đá hoặc các thiết bị tương tự được sản xuất chỉ dành cho thức ăn của bé – để lưu trữ và đông lạnh các phần thức ăn riêng lẻ.)
Nên cho bé ăn dặm ở đâu?
Bạn sẽ muốn một vị trí vững chắc, ổn định, thoải mái cho bé ngồi, ở độ cao thuận tiện cho bạn. Lúc bắt đầu, bạn có thể dùng ghế nhúng (ghế gật gù) hoạt hoặc thậm chí là ghế ngồi ô tô của bé. (Chỉ cần chắc chắn rằng bé đủ thẳng đứng để nuốt tốt.)
Tuy nhiên, một khi bé đã có thể ngồi dậy một mình, một chiếc ghế cao đặt ở bàn ăn là lựa chọn tốt nhất. Bé sẽ có thể tham gia vào các bữa ăn của gia đình, và bạn sẽ có thể ăn bữa ăn của riêng bạn và cho bé ăn cùng một lúc. Cũng dễ dọn dẹp hơn sau khi bé làm rơi thức ăn.
Làm thế nào có thể giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh?
Đừng nghĩ rằng bạn phải dùng đến các loại thực phẩm dành cho trẻ em nhạt nhẽo và nhàm chán. Thay vào đó, hãy cho trẻ sự lựa chọn đa dạng và thử thách.
Hãy làm thức ăn cho trẻ của riêng bạn – hoặc nếu bạn đang mua thực phẩm chế biến sẵn, hãy kiểm tra nhãn. Các thành phần trên nhãn càng ít hơn thì càng tốt hơn.
Như vậy, rát nhiều kiến thức về ăn dặm chúng tôi đã chia sẻ vô cùng cụ thể qua 3 phần, hy vọng các mẹ sẽ xây dựng được kế hoạch dinh dưỡng cho con yêu của mình!