Mẹ cần làm gì khi bé bị sặc sữa, thức ăn
Sặc, nghẹn thức ăn tưởng chừng như đơn giản nhưng chúng lại dễ dàng gây tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi nếu như không được cấp cứu kịp thời. Vậy mẹ cần làm gì nếu trẻ bị sặc, nghẹn thức ăn. Chúng ta cùng khám phá qua những chia sẻ sau nhé.
Dấu hiệu bé bị sặc sữa, bột
Khi bé bị sặc sữa, bột thường có một số dấu hiệu điển hình mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết như sau bé ho nhiều dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ, cơ thể co giật, hơi thở đứt quãng. Ngoài ra trẻ còn nôn ra sữa hoặc bọt, máu, dung dịch màu đen…, nếu gặp phải trường hợp nặng thì có thể xuất hiện nước, sữa, nước canh, cháo… trào ra từ mũi, miệng của bé.
Cách sơ cứu
Khi thấy bé xuất hiện triệu chứng đầu tiên là ho sặc sụa hoặc khóc thành tiếng có nghĩa là bé đang thở và không bị tắc nghẽn đường hô hấp. Lúc này không cần can thiệp và cố lấy vật lạ ra bằng mọi cách vì điều này có thể gây nguy hiểm cho bé.
Cần làm gì
Cố gắng và động viên bé tiếp tục ho vì những phản ứng có thể giúp bé tống được vật lạ ra ngoài một cách đơn giản và an toàn
– Mẹ cần kiểm tra miệng của bé và lấy ra những thứ bạn nhìn thấy trong đó. Nhưng tuyệt đối không nên dùng ngón tay mò mẫm tìm vật lạ, vì như vậy bạn sẽ vô tình đẩy vật này vào sâu hơn hoặc làm tổn thương những vị trí xung quanh. Cần móc ra hết những vật mà mẹ nhìn thấy ở trong miệng
– Tuyệt đối không nên cho bé uống bất cứ thứ gì, trừ khi bé sặc phải đồ vật khô, ví dụ như bánh quy. Bởi vì khi đưa thêm nước vào có thể làm cho tình trạng sặc của bé trở nên nặng nè hơn.
– Nếu sau khi cơn ho của bé có phần dịu đi mà bạn vẫn tiếp tục nghe thấy tiếng thở ồn ào hay tiếng ho thì hãy nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức vì có thể vật lạ đã đi sâu vào phế quản.
Nếu bé tỉnh táo và khó thở thì cần
– Kiểm tra xem miệng bé và lấy ra tất cả những thứ bạn có thể nhìn hoặc sờ thấy.
-Thực hiện động tác vỗ ngực cho bé
Thực hiện động tác vỗ lưng đối với bé dưới 5 tuổi thì cần đặt bé nằm xuống đùi bạn, mặt úp, đầu chúc xuống thấp hơn ngực. Sau đó dùng gốc bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa hai bả va. Sau đó kiểm tra miệng và lấy bất cứ thứ gì có bên trong miệng. Đối với những trẻ lớn thì cho ngồi hoặc đứng và tiến hành vỗ lưng theo cách trên.
Nếu như sau khi thực hiện biện pháp vỗ lưng mà thấy không hiệu quả thì chuyển sang động tác ấn ngực:
Đối với những bé dưới 5 tuổi nằm ngửa trên đùi bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực. Tiếp đó ấn 5 lần vào nửa dưới của xương ức (với bé dưới 12 tháng thì dùng 2 ngón tay để ấn, với bé lớn hơn thì dùng phần gốc của bàn tay). Nếu bé vẫn không thở được bình thường thì thì cần làm luân phiên 5 lần vỗ lưng/5 lần ấn ngực.
Nếu như bé bất tỉnh và ngưng thở thì cần gọi ngay cấp cứu để đưa bé đến bênh viện. Ngoài ra cần thực hiện biện pháp hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực cho bé
Hi vọng những thông tin cung cấp trên đây có thể giúp mẹ xử lí tốt khi trẻ bị sặc bột, sữa, thức ăn. Chúc bé khỏe mạnh.
Tham khảo sữa tại đây