Mẹ cần làm gì khi trẻ bị mắc xương cá
Cá là loại thực phẩm rất tốt đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi ăn cá luôn làm mọi người lo sợ đặc biệt là trẻ nhỏ vì ngại mắc xương. Vậy mẹ phải làm gì khi trẻ mắc xương cá
Những điều không được làm khi bị hốc xương
Mẹ cần bình tĩnh để giải quyết vấn đề.
– Tuyệt đối không được dùng tay móc họng để lấy xương. Vì hành động này rất nguy hiểm do xương không được lấy ra mà còn làm xương đẩy sâu vào trong hoặc gây tổn thương vùng xung quanh. Các tổn thương như thực quản bị xước, rách, thậm chí là thủng thực quản rất nguy hiểm.
– Không nên uống nước hay ăn cơm thành miếng to để mong xương có thể chạy xuống. Đây là hành động mang tính chất may rủi, nhưng chúng thường tiềm ẩn nguy hiểm cao gây tử vong nếu xương cá lớn đâm thủng mạch máu.
– Tuyệt đối không nên khạc nhổ nhiều lần vì điều này làm tăng cảm giác đau rát khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực quản của trẻ.
Mẹo chữa hóc xương
Nhét tỏi vào lỗ mũi
Tỏi là gia vị luôn luôn có sẵn có trong bếp nhà bạn, rất dễ kiếm.Khi bị hóc xương cá, hãy xem mình hóc xương ở bên nào. Nếu như trẻ hóc xương ở bên phải thì hãy dùng tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái của trẻ, sau đó hãy bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng mồm.
Sau khoảng 1-2 phút sau, bạn sẽ có cảm giác hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Còn nếu là lỗ mũi bên phải nếu mắc xương ở bên trái
Nhai lá rau má
Đơn giản chỉ cần bạn dùng một ít rau má rửa sạch sau đó nhai và nuốt, xương sẽ theo dây rau má trôi vào dạ dày
Ngậm vitamin C
Bạn có thể cho trẻ ngậm một miếng cam, miếng chanh, hay viên vitamin C trong vài phút. Sau đó xương sẽ mềm ra và trôi xuống không còn cảm giác đau cũng như gây tổn thương cho những bộ phận khác
Các cách chữa mắc xương
Đẩy bụng
Khi trẻ bị mắc xương hãy thử phương pháp sơ cứu đẩy bụng trẻ để tạo áp lực đẩy xương cá ra ngoài. Mẹ cần ngồi hoặc đứng sau bé hai tay ôm quanh eo, nắm một bàn tay và đặt lên bụng (vùng thượng vị), bàn tay kia bọc lấy bàn tay nắm. Đẩy và kéo bụng vào trong và lên trên 5 lần. Cách này giống như cách sơ cứu khi bé mắc dị vật.
Vỗ lưng
Một cách khác nữa là nếu bé mắc xương ở trong cổ họng mẹ hãy vỗ vào lưng. Chú ý dùng gót bàn tay vỗ lưng nhiều lần tại vùng giữa hai vai. Phương pháp này cũng giúp tống khứ xương cá ra ngoài
Trên đây là một số cách sơ cứu bé mắc xương tại nhà mà mẹ cần ghi nhớ. Nếu như bé mắc xương to thì cần được đưa đến bệnh viện để thực hiện gấp xương cá ra tránh gây nguy hiểm tính mạng bé.
Tham khảo sữa tại: https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/bai-viet/cac-dong-sua-dielac-cho-tre-cua-vinamilk/