Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng nhiệt miệng ở trẻ
Nhiệt miệng tuy không quá nguy hiểm đối với trẻ nhưng chúng lại làm trẻ cực kì khó chịu. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh nhiệt miệng như thế nào là đúng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé
Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng
Nguyên nhân chính gây ra các vết loét ở miệng thường là do cơ thể bị nóng, phát ra nhiệt và gây loét niêm mạc miệng. Chúng có thể bắt đầu từ việc trẻ mắc một số bệnh phải dùng kháng sinh gây nóng dẫn đến trong miệng và lưỡi xuất hiện những ổ loét. Nếu trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng hay thủy đậu thì virus gây bệnh có thể gây ra các nốt phỏng ở da cũng có thể gây các nốt phỏng ở niêm mạc miệng. Ngoài ra tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất như: vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein… làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho virut phát triển và gây bệnh. Dù là nguyên nhân gì gây nên tình trạng loét miệng thì cũng làm cho trẻ khó chịu, đau, rát, quấy khóc, bỏ ăn, gầy sút nhanh, khiến việc chăm sóc rất vất vả và trẻ rất lâu bình phục, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Dấu hiệu của nhiệt miệng
Trong miệng bé sẽ xuất hiện một vài đốm màu trắng, ban đầu có kích thước nhỏ khoảng từ 1-2mm, sau đó lớn dần lên khoảng 8-10mm và vài ngày sau thì những đốm này vỡ bọc nước, gây viêm loét miệng. Chính những vết loét này là cho trẻ khó chịu, đau đớn, quấy khóc, ảnh hưởng ăn uống dẫn đến biến ăn. Nếu trường hợp viêm nặng có thể xảy ra sốt và kèm nổi hạch ở cổ
Cách phòng bệnh
Cần tạo các thói quen tốt cho bé hằng ngày như nghỉ ngơi đầy đủ, không thức khuya, ăn uống đúng giờ và không ăn quá no.
Cần cung cấp cho bé một chế độ ăn phong phú, đa dạng đủ chất dinh dưỡng. Cần bổ sung những loại thức ăn có tính mát, giải nhiệt như rau xanh có lá, dưa chuột, cam, trà xanh, cà rốt, lê….
Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt và hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng, mẹ có thể tạo thói quen cho con xúc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày để hạn chế bị nhiệt miệng
Cần cho trẻ uống đủ lượng nước hằng ngày để thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể tránh tình trạng nhiệt miệng. Nhất là trong những ngày nắng, bé vận động nhiều, mẹ có thể cho bé uống những loại nước mát như nước dừa, nước rau má, đậu xanh….
Bây giờ thì mẹ đã biết được nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng chứng nhiệt miệng ở trẻ rồi phải không nào. Hi vọng rằng những thông tin trên thật sự hữu ích cho mẹ.
Tham khảo các loại sữa bột tại: https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/bai-viet/cac-dong-sua-dielac-cho-tre-cua-vinamilk/