Những dấu hiệu mang thai mẹ muốn có em bé cần biết
Nhận biết sớm các dấu hiệu có thai, mẹ có thể chăm sóc bản thân và thai nhi tốt hơn. Vì thế, mẹ cần quan sát và lắng nghe cơ thể mình thật tốt để biết được sự hiện diện của bé yêu từ những ngày đầu.
Dấu hiệu nhận biết có thai
1. Hiện tượng mất kinh
Mất kinh khi đến kỳ kinh là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy có thể là bạn đã mang thai. Song, nếu kỳ kinh của bạn thường xuyên thay đổi bất thường, hoặc do bạn lo lắng, làm việc quá sức, khiến bạn “tạm thời” mất kinh (chính xác là bị trễ kinh), thì “mất kinh” cũng không phải là một dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy bạn đã có thai. Nếu bạn không thường xuyên bị trễ kinh, thì bạn nên sử dụng dụng cụ thử thai để chắc chắn là mình đã có thai hay chưa. Bạn cũng có thể ra một ít máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã cấn thai.
2. Ốm nghén
Có những phụ nữ trải qua thời kỳ thai nghén một cách nhẹ nhàng đến mức không biết mình đang mang trong người một mầm sống, nhưng ngược lại cũng có những người thật vô cùng vất vả trong giai đoạn này. Ốm nghén khác nhau ở mỗi người, bạn có thể buồn nôn hoặc cảm thấy như ốm. Hiện tượng này có thể xuất hiện vài tuần sau khi thụ thai hoặc thậm chí chỉ sau có vài ngày và rất khó để mô tả chính xác, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngày cũng như đêm, không chỉ vào buổi sáng, mà có khi xảy ra cả vào buổi trưa, chiều cũng như buổi tối.
“Ốm nghén” là dấu hiệu mang thai xuất hiện ở 97% phụ nữ mang thai nên hiện tượng này đã trở thành chuyện bình thường của mọi phụ nữ lúc vừa bước vào thai kỳ.
Những dấu hiệu này báo hiệu trong cơ thể người phụ nữ đang có một sự thay đổi sinh lý từ trạng thái bình thường sang trạng thái mang thai. Có những người trải qua cảm giác ốm nghén nhẹ nhàng nhưng cũng có những chị em bị nghén nặng, nôn oẹ liên tục, bỏ ăn uống, cơ thể suy sụp, ảnh hưởng lớn đến thai nhi và người mẹ. Trong những trường hợp này, nghén đã trở thành một bệnh lý phải được chăm sóc điều trị tốt, nếu không có thể dẫn đến những hậu quả đáng buồn.
Tìm hiểu sâu về hiện tượng nghén, người ta thấy khi có thai người phụ nữ có rất nhiều thay đổi về sinh lý như: Các hormon sinh dục tăng lên đột ngột. Phôi thai hình thành trong cơ thể người phụ nữ đã gây ra một hiện tượng dị ứng. Sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, nhất là khi phụ nữ mang thai đã có bệnh sẵn (như bệnh tim mạch, thận, dạ dày, v.v…), các bệnh đó sẽ càng nặng thêm.
Những thay đổi trên có thể gây nên một tình trạng mất cân bằng khiến phụ nữ mang thai dễ bị ốm nghén.
3. Vú to ra và quầng vú sẫm màu
Đây là cũng là dấu hiệu sớm cho thấy sự có thai. Vú trở nên nhạy cảm hơn, dễ đau khi có sự đụng chạm. Hai tuần sau khi thụ thai, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn.
4. Đau bụng dưới
Nguyên nhân là do tử cung giãn nở để chuẩn bị chào đón em bé sau này. Bạn sẽ cảm thấy đau dữ dội và cơn đau này rất khác so với những cơn đau bụng thông thường. Bạn cũng có thể có cảm giác đau ở vùng đùi. Đó là vì hormon oestrogene được sản sinh nhiều hơn, “báo động” cho các dây chằng xung quanh bụng để chuẩn bị cho một sự thay đổi lớn.
5. Đi tiểu nhiều
Nếu bạn thấy mình liên tục đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu tốt chứng tỏ bạn đã có thai. Mọi thay đổi hormon trong cơ thể bạn trong ba tháng đầu tiên có thể khiến bạn đi vệ sinh thường xuyên hơn.
6. Tử cung thay đổi
Trong vòng 2 tuần kể từ khi thụ thai, tử cung bắt đầu thay đổi, nội mạc tử cung dày lên, các mạch máu trong lớp nội mạc to ra để nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển. Nếu có thai lần đầu thì thể tích tử cung to bằng một quả lê nhỏ. cổ tử cung bắt đầu mềm. Đây là một dấu hiệu để chẩn đoán có thai.
7. Cảm thấy rã rời
Một trong những dấu hiệu mang thai sớm phổ biến nhất là cảm giác hoàn toàn kiệt sức. Đó là hiệu ứng phụ của sự tăng mức hormon giới tính duy trì thai trong cơ thể bạn. Vì vậy, nếu không có lý do thực sự nào khác khiến bạn mệt mỏi, chứng tỏ bạn đã có thai.
8. Có vị lạ trong miệng
Qua khảo sát, một số phụ nữ mang thai nói rằng họ cảm thấy có vị lạ giống như kim loại trong miệng khi họ mang thai lần đầu. Các phụ nữ khác thì bỗng cảm thấy sợ những thứ quen thuộc hàng ngày như trà hay cà phê.
9. Bị chảy máu hay chuột rút bất ngờ
Trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung để lớn lên tại đó và thường xảy ra giữa tuần thứ 3 và thứ 4. Hiện tượng này đôi khi gây hiệu ứng phụ, như chuột rút và xuất hiện đốm nhỏ màu đỏ, hồng hoặc nâu. Hãy khẳng định những nghi ngờ của bạn bằng cách thử thai. Với bộ thử thai sử dụng tại nhà bạn có thể có kết quả đáng tin cậy ngay ngày đầu bạn mất kinh.
Ăn uống đúng cách để nhanh có thai
Giai đoạn kinh nguyệt
Khi chị em đến ngày “đèn đỏ”, những cơn đau bụng, người nặng nề và tâm lý “lên xuống” bất thường dễ làm bạn cảm thấy mệt mỏi. Trung bình trong một kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mất từ 30-40 ml máu, chính vì thế cơ thể bạn lúc này dễ bị thiếu sắt.
Thực phẩm chứa nhiều sắt gồm: thịt, rau xanh, các loại đậu, cá, các loại hạt. Những thực phẩm này có thể cung cấp đồng thời sắt và protein, rất tốt cho phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung hoặc mất máu nhiều. Cá, các loại hạt và rau xanh còn có chất chống viêm tự nhiên, có thể làm giảm các cơn đau bụng.
Một điều cần thiết cho bạn để hấp thu sắt tốt hơn chính là thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, cà chua, bông cải, kiwi, cam, quít. Hoặc mẹ cũng có thể bổ sung sắt đồng thời cùng các chất dinh dưỡng khác thông qua sữa bà bầu. Bạn nên tránh những món ăn lạnh, bia rượu, chất kích thích, thực phẩm cay.
Giai đoạn hình thành nang trứng
Trong giai đoạn này, cơ thể của bạn phải “làm việc” để tạo ra các nang trội và lượng estrogen tăng. Đối với những phụ nữ đang mắc u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung thường có quá nhiều estrogen, thức ăn thuộc họ cải như bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải và xúp lơ chứa chất di-indolylmethane (DIM) có thể giúp chuyển hóa estrogen tốt hơn.
Bạn cũng đừng quên bổ sung và bữa ăn dầu ô liu, trái bơ, các loại hạt khi ăn rau xanh. Những loại thức ăn này giàu Vitamin E – chất được chứa nhiều trong dịch của nang trứng. Những thức ăn bạn tốt cho cơ thể: các loại hạt, cây họ đậu, trứng và cá. Bạn cũng cần tránh xa các thức uống có cồn vì nó làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể. Nó còn làm cơ thể bạn bị mất nước, dẫn đến dịch âm đạo dày hơn, ảnh hưởng đến sự thụ thai.
Giai đoạn rụng trứng
Gần đến ngày rụng trứng, cơ thể bạn cần nhiều vitamin B và các chất dinh dưỡng khác để phục vụ cho quá trình rụng trứng và chuẩn bị cho trứng làm tổ. Kẽm là dưỡng chất hỗ trợ sự phân chia tế bào và quá trình sản sinh hormone progesterone, loại hormone có liên quan trực tiếp đến sự thụ thai.
Các axit béo đóng vai trò tối quan trọng trong giai đoạn này. Nguồn axit béo dồi dào nhất là omega 3 từ cá và dầu cá. Các axit béo này làm luân chuyển lượng máu đến tử cung, mở những mạch máu li ti ở vùng này, đảm bảo cho cơ thể bạn sẵn sàng cho quá trình rụng trứng. Dầu cá còn làm tăng lượng hormone sinh dục nam testosterone trong cơ thể phụ nữ, làm cho bạn cảm thấy “hứng khởi” hơn.
Thực phẩm bạn nên bổ sung: rau, trứng, các loại đậu, thịt, cá hoặc dầu cá. Thực phẩm giàu kiềm như cà rốt, giá đỗ và lúa mì, và lưu ý là uống nhiều nước. Quan trọng hơn hết, lúc này bạn cần tránh xa các loại thực phẩm nhiều axit như café, thức uống có cồn, đồ ăn chế biến sẵn.
Giai đoạn trứng chuẩn bị làm tổ
Đây là lúc bạn nên chú trọng bổ sung các chất kích thích sự phát triển của tế bào như β-caroten. Chất này thường thấy trong rau xanh và các thực phẩm màu vàng cam như cà rốt, khoai lang, bí ngô. Những thực phẩm này duy trì lượng hormone và giảm nguy cơ sẩy thai. Thêm một loại thực phẩm nên ăn nhiều trong giai đoạn này là dứa. Ngoài dưỡng chất trên, dứa còn chứa bromelain, chất giúp ích cho sự làm tổ của trứng.
Tuy nhiên phụ nữ không nên uống viên bổ sung bromelain vì liều lượng có thể quá nhiều, gây phản tác dụng. Bạn nên ăn những thực phẩm là thức ăn ấm như súp và các món hầm. Bạn nên làm tăng nhiệt độ cơ thể để tăng khả năng thụ thai, theo đó tránh xa các thực phẩm lạnh như kem và sữa chua lạnh.
Thực phẩm nên ăn khi muốn có thai
Dứa
Quả dứa hết sức gần gũi với tất cả chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, các bạn có thể dùng dứa để ăn trực tiếp hoặc làm nước ép dứa có vị ngọt thanh mát vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe của bạn. Đặc biệt, đối với chị em phụ nữ khi sử dụng dứa sẽ giúp tăng cường cung cấp nhiều chất khoáng magie cho cơ thể. Loại chất này sẽ giúp kích thích sản sinh ra nhiều hormone sinh dục, loại hormone này đóng vai trò quan trọng để làm tăng tỉ lệ thụ thai. Ngoài ra, trong quả dứa còn chứa nhiều calo, caroten, vitamin B1, B2, vitamin C, canxi, phốt pho, sắt, đồng, protein, lipid, carbohydrate, nước và chất xơ. Bên cạnh khả năng giúp tăng tỉ lệ thụ thai thì quả dứa còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp răng, xương chắc khỏe, tăng cường thị lực, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, chống viêm, ngăn ngừa hiện tượng đông máu…
Hàu, sò
Thành phần chất kẽm dồi dào trong hàu, sò giúp cải thiện chất lượng tinh binh, giúp trứng phát triển. Do đây là những loại hải sản nên trước khi các bạn muốn dùng những thực phẩm này, chúng ta cần phải vệ sinh sạch sẽ, nấu chín thật kỹ để loại bỏ các vi khuẩn, kỳ sinh trùng tiềm ẩn hết sức nguy hiểm cho sức khỏe con người. Trường hợp chúng ta bị dị ứng với hải sản thì cần tránh dùng những loại thực phẩm này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể sử dụng lòng đỏ trứng, các loại đậu, ổi, củ cải… Đây cũng là nhóm thực phẩm chứa lượng kẽm phong phú nên rất có ích cho người đang muốn có nhu cầu mang thai. Do đó, để giải đáp được thắc mắc muốn có em bé nên ăn gì thì sự chọn lựa hàu, sò sẽ là một bí quyết để bạn nhanh chóng tấy được dấu hiệu mang thai.
Sữa giàu chất béo
Hàng ngày, chị em phụ nữ nên tăng cường bổ sung các loại sữa giàu chất béo để sớm đạt được nguyên vọng có em bé. Những loại thực phẩm từ bơ và sữa giàu hàm lượng chất béo có liên hệ với khả năng thụ thai. Chính vì vậy, chúng ta cần chủ động uống sữa đều đặn hàng ngày vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Khi thức dậy, chúng ta nên uống một cốc sữa ấm sẽ giúp duy trì sức khỏe tốt nhất cho một ngày làm việc. Còn trước khi đi ngủ vào buổi tối, chúng ta cũng nên sử dụng sữa để giúp ngủ ngon hơn. Đặc biệt, việc dùng nhiều sữa còn giúp xương, răng của mẹ và bé phát triển nếu may mắn đạt được mong ước mang thai. Mặt khác, nếu mẹ không muốn đưa vào cơ thể quá nhiều chất béo, mẹ có thể dùng sữa dành cho bà bầu để cơ thể có thêm sức khỏe cũng như những dưỡng chất hỗ trợ cho quá trình thụ thai.
Ngũ cốc
Bên cạnh các loại thực phẩm vừa được kể trên, các bạn còn có thể chọn ngũ cốc để giúp tỉ lệ cơ thể thụ thai được tăng lên. Thành phần chất dinh dưỡng luôn đa dạng trong ngũ cốc sẽ giúp bạn đạt được thể trạng sức khỏe tốt nhất. Bởi vì chỉ khi sức khỏe tốt thì mới giúp nâng cao chất lượng tinh trùng và giúp trứng phát triển. Đó chính là những điều kiện quan trọng nhằm làm tăng tỉ lệ thụ thai.