Những thông tin hữu ích về cách bảo quản sữa mẹ
Sau khi sinh, có thể vì nhiều lý do mà bạn không có thời gian cho con bú sữa mình. Giải pháp tốt nhất bây giờ là hút sữa để dự trữ cho trẻ sử dụng dần dần. Điều đó dẫn đến vấn đề làm sao để bảo quản sữa một cách tốt nhất.
Các phương pháp lưu trữ sữa mẹ phổ biến nhất
Bảo quản sữa ở nhiệt độ không quá 25 độ C trong vòng 6 giờ.
Lưu trữ trong bình đóng kín, đặt trong hộp cách nhiệt có đá trong 24 giờ.
Bạn có thể để nó trong ngăn tủ đông khoảng 6 tháng hoặc ngăn mát của tủ lạnh trong 2 tuần.
Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ
Nếu bạn dự định sử dụng sữa trong một vài ngày, hãy đặt chúng trong túi kín và đóng băng lại. Ngoài ra, các dụng cụ chứa sữa nên được khử trùng thật kỹ. Điều này có tác dụng chống lại nguy cơ bị nhiễm khuẩn hiệu quả.
Ghi nhãn, đánh dấu thứ tự của túi sữa để đảm bảo rằng bạn sẽ sử dụng nó theo đúng trình tự đó. Trước khi thực hiện các thao tác hút và bảo quản sữa, hãy đảm bảo bạn đã rửa tay thật sạch. Vì điều này sẽ làm giảm khả năng gia tăng vi khuẩn trong sữa lưu trữ của bạn.
Một số em bé sẽ vui vẻ uống hết sữa lạnh lấy ra từ tủ lạnh, trong khi một số khác sẽ muốn dùng sữa ấm. Khi đó, bạn có thể làm ấm sữa bằng cách đặt bình / túi sữa vào một bát nước ấm.
Ngược lại, khi bạn muốn đóng băng sữa, tốt nhất là làm điều đó sau khi vừa hút sữa xong. Nhớ chừa lại một khoảng trống trong túi sữa vì sữa sẽ nở ra khi đông lạnh đấy nhé.
Lưu ý rằng mẹ không nên làm tan sữa trong lò vi sóng. Bạn chỉ nên làm tan bằng cách đặt chúng trong nước ấm mà thôi.
Số lượng sữa nên vắt trong một lần
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mẹ chỉ vắt một lượng nhỏ (khoảng 100-150ml)/ 1 lần là đã đủ cho bé dùng. Trẻ lớn hơn (hoặc trường hợp người mẹ phải làm việc cả ngày), lượng sữa vắt mỗi lần sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của bé nhưng cũng không nên quá nhiều.
Lưu ý khi sử dụng bình/ túi trữ sữa
Thuỷ tinh được coi là vật liệu tốt nhất để dự trữ sữa mẹ. Thứ hai là nhựa cứng và túi chuyên dụng có chất lượng tốt. Nếu bạn muốn sử dụng túi trữ sữa thì mẹ nên lưu ý:
Thứ nhất, sữa có khả năng dính vào các mép túi và làm giảm đi lượng sữa.
Thứ hai, sữa lưu trữ trong túi có nhiều khả năng bị rò rỉ.
Sữa giữ trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng ở dưới, sữa sẽ trông giống như nước. Trước khi sử dụng, bạn nên lắc đều, thực hiện hấp cách thuỷ và chờ sữa ấm là có thể cho bé bú. Nếu sữa mẹ được bảo quản ở nhiệt độ phòng thì bạn có thể ngâm sữa trong một bát nước ấm trước khi cho ăn.
Với những lời khuyên trên, hi vọng đã giúp bổ sung kiến thức và các thông tin cần thiết cho các mẹ đang có yêu cầu tìm hiểu. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên duy trì cho con bú ít nhất là 6 tháng đầu đời nhé!