Tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ và những bất thường diễn ra bên trong cơ thể của trẻ
Tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ là câu hỏi được đặt ra cho những gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên, trẻ bị trớ sữa thường là do sinh lý bình thường chứ không phải bệnh. Tuy nhiên, khi trớ, vòng tuần hoàn trao đổi chất bên trong cơ thể con cũng sẽ thay đổi.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Cách trẻ sơ sinh hít thở
Sự vận động hít thở của trẻ sơ sinh thường chủ yếu dựa vào hoạt động lên xuống của cơ hoành giữa lồng ngực. Cơ hỗ trợ ở trẻ sơ sinh thường yếu, vận động phần ngực nhỏ, lượng trao đổi khí mỗi lần hít thở đều rất ít, vì vậy đề thỏa mãn nhu cầu thì chỉ cần tăng số lần hít thở để hít dưỡng khí vào nhiều hơn.
Do vậy, hoạt động hít thở của trẻ thường nông nhưng khá ổn định, tần suất khoảng 40- 60 lần/phút, nhanh gấp đôi so với người trưởng thành và hoạt động lúc tỉnh nhanh hơn khi đang ngủ; khi hoạt động hoặc khóc thì càng nhanh hơn, có lúc còn trên 60 lần hoặc đôi khi còn có thể đạt 80 lần, nhưng khi yên lặng thì số lần hít thở lại chậm lại, đây là hiện tượng bình thường. Trẻ sinh non có hoạt động hít thở theo chu kỳ, lúc nhanh lúc chậm, đây cũng là hoạt động bình thường.
Trong một vài trường hợp, đặc biệt là khi trẻ trớ sữa bất ngờ trong lúc đang ngủ, nhịp thở của trẻ tăng lên 60 lần/phút hoặc dưới 30 lần/phút, đồng thời cỏ các biểu hiện như quanh miệng bé tím tái, lưỡi trắng… thì nên chú ý, kịp thời đi bệnh viện để kiểm tra.
Ngoài ra, nếu bé không bị trớ mà trong khi ngủ, nhịp thở của trẻ vẫn 60 lần/phút hoặc dưới 30 lần/phút cũng là hiện tượng bất thường ở trẻ. Do hoạt động hít thở của trẻ sơ sinh rất nông, nên khó quan sát và khi bé đang ngủ thì càng khó quan sát hơn. Lúc này phụ huynh có thể lấy một ít hoa bông, lấy ra vài cánh mỏng đặt trước lỗ mũi của bé thì có thể thấy cánh hoa phập phồng theo nhịp thở của bé, cũng có thể bỏ chăn ra, để lộ lồng ngực, phần bụng để quan sát tình trạng phập phồng của phần bụng trên, như thế có thể tìm hiểu tình trạng bé hít thở.
2. Những phản xạ ở trẻ sơ sinh
Bình thường, các phản xạ nguyên thủy của trẻ sơ sinh trên cơ thể bé đủ tháng đều có thể biểu hiện ra ngoài, nếu khi kiểm tra không thấy xuất hiện hoặc biểu hiện hai bên không đối xứng thì nên nghĩ đến tình trạng bệnh lý. Có các cách kiểm tra phản xạ nguyên thủy đơn giản như sau:
– Phản xạ nắm bắt: đưa ngón tay của người kiểm tra đặt vào lòng bàn tay của trẻ, bé sẽ có phản xạ nấm chặt lấy tay.
– Phản xạ ôm: đưa một tay của người kiểm tra đặt lên phía trên lưng bé để đỡ lấy phần đầu, sau đó kéo bé xuống 1mm hoặc nhiều hơn nhưng không được chạm xuống đệm, hoặc cầm hai cổ tay bé, nhấc lên trên sao cho hai cánh tay rời khỏi mặt đệm, nhưng đầu không nhấc khỏi đệm, sau đó đột nhiên bỏ tay cầm cổ tay ra, biểu hiện bình thường là sau khi hai cánh tay mờ ra ngoài sẽ thu lại, ngón tay duỗi thẳng. Nếu hai cánh tay có biểu hiện không đối xứng, thì có thể là dấu hiệu tổn hại dây thần kinh khớp xương hoặc bại liệt.
– Phản xạ thức ăn: dùng ngón tay đặt lên môi hoặc má, bé sẽ có biểu hiện đầu sẽ xoay về cùng bên và miệng mở ra.
– Phản xạ chớp mắt: xoa nhẹ lên trán, bé sẽ có động tác chóp mắt. Các phản xạ thần kinh nói trên cần được bác sĩ chuyên khoa nhi kiểm tra và chẩn đoán các biểu hiện của bé xem có bình thường hay không.