Categories: Sữa Tốt

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa và cách phòng ngừa

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa phần lớn là do sinh lý ở trẻ, tỉ lệ ọc sữa nhiều hay ít tùy thuộc vào thể trạng của từng bé. Đặc biệt với những bé yếu ớt, hay bị bệnh thì hiện tượng ọc sữa càng xảy ra thường xuyên hơn.

Dưới đây là một vài chia sẻ về chứng ọc sữa ở trẻ cũng như cách giúp bé giảm bớt tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Chứng vàng da sinh lý cũng khiến trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa

Chứng vàng da sinh lý chỉ xuất hiện sau khi sinh từ 2-14 ngày, do lượng bilirubin của trẻ sơ sinh nhiều, chức năng gan chưa hoàn thiện và tuần hoàn ruột gan tăng lên nên sự tạo thành bilirubin không kết hợp trong huyết thanh tăng lên, thông thường thì không có biểu hiện lâm sàng nào, chức năng gan vẫn bình thường và có khoảng 50% trẻ đủ tháng và 80% trẻ sinh non sẽ xuất hiện chứng vàng da ở mức độ khác nhau.

Đa số trẻ sơ sinh có biểu hiện là sau khi sinh 2-3 ngày thì bị vàng da, khi được 4-6 ngày là nặng nhất và ở trẻ đủ tháng khoảng 10 ngày – 2 tuần sau mới hết, trẻ đẻ non thì lâu hơn, khoảng 3-4 tuần sau khi sinh mới hết. Chứng vàng da thường không kèm theo các bệnh khác, tinh thần và việc ăn uống của trẻ vẫn tốt. Chỉ số bilirubin trong huyết thanh của trẻ bị vàng da sinh lý cần thấp hơn 12,9 mg/dl và ở trẻ sinh non không vượt quá 15 mg/dl. Chứng vàng da sinh lý không cần điều trị. Cho ăn uống sớm, cung cấp nguồn đường, đào thải phân su sớm, giảm bilirubin trong tuần hoàn ruột gan là có thể giảm mức độ bị vàng da sinh lý.

Tuy nhiên, với trẻ sinh non, vàng da sinh lý thường kèm theo các biểu hiện ọc sữa, vì trẻ sinh non cơ thể thường yếu ớt nên những triệu chứng sinh lý thông thường cũng diễn ra thường xuyên hơn so với những trẻ khác.

2. Trẻ sơ sinh cần được bổ sung vitamin D

Vai trò của vitamin D trong cơ thể người là thúc đẩy sự hấp thụ và tận dụng canxi, khi vitamin D trong Cơ thể bé không đủ thì lượng hấp thụ canxi sẽ giảm, như thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển xương của bé, nghiêm trọng hơn còn có thể gây ra “bệnh bại liệt”. Khi trong cơ thể bé thiếu vitamin D sẽ có các biểu hiện sau: ra nhiều mồ hôi mà không liên quan đến nhiệt độ trong phòng, mùa và ra nhiều mồ hôi hơn vào nửa đêm sau khi ngủ, trong đó mồ hôi có nhiều ở phần đầu.

Do bé bị ra nhiều mồ hôi nên ngứa đầu, vì thế khi nằm thì rất thích xoa đầu để khỏi ngứa, lâu ngày tóc phía sau đầu sẽ bị rụng hết và hình thành nên “vòng hói đầu”, trong y học gọi là rụng tóc hình vòng tròn. Đồng thời còn có thể có những biểu hiện như tinh thần chán nản, dễ khóc, ngủ không yên giấc, mọc răng chậm. Khi thiếu vitamin D nghiêm trọng có thể gây chứng bại liệt với các biểu hiện, khi trẻ đứng thẳng hoặc đi, do xương mềm, nên trọng lực cơ thể khiến hai chân bé gập vào trong hoặc gập ra ngoài, đó chính là cái mà thường gọi là chân hình chữ X hay hình chữ O.

Những bé bị thiếu vitamin D thường có hệ miễn dịch kém, dễ bị các bệnh về đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy… Do nguồn dung nạp vitamin đến từ bên ngoài, nên cơ thể không có cách nào để sản xuất được, chính vì vậy các bé sau khi sinh được 2- 4 tuần tuổi thì nên cho uống vitamin D, mỗi ngày cần uống liều từ 400- 800 đơn vị quốc tế, cho đến khi bé được khoảng 2 tuổi, nếu khi đến 2 tuổi đúng vào mùa đông thì nên kéo dài đến khi hết mùa đông.

Ba mẹ có thể cải thiện tình trạng này ở trẻ bằng cách cho con tắm nắng vào buổi sớm hoặc sử dụng các thực phẩm có chứa vitamin D cho con sử dụng kèm, nếu như bé đã được 4-6 tháng tuổi. Khi trẻ được cung cấp đủ vitamin D, cơ thể cứng cáp thì việc chống lại các triệu chứng sinh lý thông thường như nôn trớ, ọc sữa cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

3. Cho con bú đúng tư thế

Tư thế chính xác khi cho bé bú sữa không chỉ khiến người mẹ cảm thấy dễ chịu, mà còn có vai trò quyết định trong việc thiết lập một quy trình nuôi con thành công. Trước hết người mẹ cần thả lỏng cơ thể, ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái nhất, khi cho bé bú có thể dùng gối hoặc chăn để đỡ cơ thể mình hoặc bé.

Tuyệt đối không để bé ôm bình sữa và nằm bú một mình vì tư thế này sẽ khiến bé dễ bị ọc sữa, gây sặc và nguy hiểm cho con. Bú đúng tư thế sẽ giảm tình trạng trớ sữa cho trẻ. Nhưng nếu không may con bị trớ, mẹ không nên hoảng hốt mà bế trẻ lên ngay, sẽ làm dịch nôn tràn vào phổi rất nguy hiểm. Điều cần thiết là mẹ nên đỡ bé dậy, dùng khăn sạch vệ sinh khoang miệng cho trẻ, dỗ dành giúp con lấy lại bình tĩnh trong 30 phút – 1 tiếng, rồi mới từ từ cho trẻ bú lại từng chút một.

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn ba mẹ đã có thêm những kiến thức hữu ích cho mình. Nếu lần đầu có con, các bậc phụ huynh càng phải trang bị kiến thức về trẻ sơ sinh thật vững, nhất là trong giai đoạn đầu, trẻ thường xuyên bị ọc sữa. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo thêm tại đây những cách trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vô cùng hiệu quả.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tìm hiểu các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp hỗ trợ sức khỏe của mẹ và bé

Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…

1 year ago

Bí quyết chọn bỉm dùng ban đêm cho bé để có giấc ngủ ngon và khô ráo

Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…

1 year ago

Cách trị đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…

6 years ago

Sữa cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…

6 years ago

Review các dòng sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh năm 2018

Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…

6 years ago

Sữa mẹ tốt nhất khi nào và những trường hợp nào không nên dùng sữa mẹ?

Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…

6 years ago