Vấn đề ăn vặt ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh là giai đoạn mọi nhu cầu của con đều được thể hiện qua tiếng khóc, tiếng bập bẹ đầu đời. Với những bà mẹ đã từng có con nhỏ thì việc định nghĩa tiếng khóc của con là đều hết sức dễ dàng.
Nhưng ngược lại, với nhũng người chưa từng có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ thì mọi thứ lại vô cùng khó khăn. Vì thế bài viết này sẽ giúp định nghĩa một số giai đoạn kèm biểu hiện của trẻ về vấn đề ăn uống để các mẹ có thêm kiến thức chăm sóc con mình tốt hơn.
1. Con bạn có ăn vặt không?
Trẻ có thể phát triển thói quen bú mà không bao giờ bú no và bú thành một bữa hoàn chỉnh, thay vào đó trẻ bú nhiều lần và mỗi lần chỉ bú một ít. Đây được gọi là ăn vặt ở trẻ sơ sinh.
Nếu trẻ không tuân theo một nếp sinh hoạt được sắp xếp, cha mẹ có thể nhầm lẫn nhu cầu mút để thư giãn với nhu cầu bú vì đói của con. Thay vì đưa núm vú giả giữa các bữa ăn, họ lại cho trẻ ngậm ti. Việc này có thể bắt đầu trong vòng 6 tuần đầu, nhưng có thể tiếp tục hàng tháng tiếp theo khi trẻ đã quen với thói quen ăn vặt.
Cách nhận biết dấu hiệu trẻ ăn vặt là khi con nặng hơn 2,9 kg, nhưng khoảng cách thời gian giữa cữ bú trước và cữ bú sau không dài hơn 2,5 – 3 tiếng, hoặc con không bao giờ ti được vài chục ml sữa bình.
2. Khắc phục tình trạng ăn vặt ở trẻ
Trước khi cho con bú, mẹ hãy kiểm tra khớp ngậm của con. Nếu sau 2 tiếng bú xong, con khóc, hãy dùng núm vú giả để tăng thời gian chờ đợi – chỉ cần 10 phút cho ngày đầu tiên, 15 phút cho ngày thứ hai, để khoảng thời gian giữa các bữa lâu dần ra. Nếu không thể dỗ được con, hãy cho con ti ít đi. Quá trình này có thể phải mất 3 hoặc 4 ngày, nhưng nếu bạn kiên trì, con sẽ học được cách ăn no đặc biệt là nếu bạn phát hiện và sửa sai ngay trong 6 tuần đầu.
Nỗi băn khoăn của mẹ thường xuyên là: “Cứ một tiếng con lại đói”, thì nguyên nhân có thể là thời gian con ăn mỗi lần của bạn quá ngắn, do đó con không ăn đủ ở mỗi bữa, vì vậy bạn cần phải cho con bú lâu hơn. Giải pháp rất đơn giản: Thêm 30 ml mỗi bình của con.
Việc con ngậm chưa đúng khớp ti cũng là nguyên nhân khiến việc mút sữa kém hiệu quả. Một nguyên nhân khác khiến con nhanh đói hơn có thể là do con đang trải qua giai đoạn phát triển nhảy vọt – dậy thì sơ sinh, nhưng thường thì dậy thì sơ sinh không xảy ra trong 6 tuần đầu tiên.
Vì vậy, hãy ghi chú lại giờ giâc, lịch sinh hoạt của con để điều chỉnh lượng sữa cho con trẻ sao cho phù hợp nhất, nhất là trong giai đoạn sơ sinh, bạn không nên lơ là nếu bé có bất kì biểu hiện nào khác thất thường. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp thêm kiến thức nuôi con hiệu quả cho các bà mẹ.