Tác dụng và cách bổ sung kẽm cho trẻ em
Việc duy trì quá trình trao đổi chất của cơ thể để đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể bé là vô cùng quan trọng. Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ những hiểu biết về tác dụng của kẽm và cách bổ sung dưỡng chất đó cho con.
Tác dụng của kẽm đối với sự phát triển của trẻ
Kẽm là nguyên tố vi lượng quan trọng rất cần thiết cho sự phát triển và trưởng thành của trẻ. Sau đây là 5 tác dụng của kẽm đối với sự phát triển của trẻ:
1 – Nếu cung cấp đủ kẽm cho trẻ sẽ duy trì được quá trình trao đổi chất của hệ thống thần kinh và xương cũng như sự trưởng thành về thể chất, tăng cường sự phát triển hoàn chỉnh của đại não.
2 – Kẽm giúp trẻ duy trì chức năng vị giác, khứu giác bình thường, kích thích trẻ ăn ngon, giúp trẻ duy trì được vị giác, phân biệt được mùi vị của món ăn, kích thích trẻ ăn tốt. Nếu thiếu kẽm, vị giác của trẻ sẽ không phân biệt được mùi vị của món ăn khiến chức năng tiêu hóa kém đi.
3 – Kẽm có tác dụng nâng cao công năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, là nguyên tố có ảnh hưởng rõ nét nhất đối với sức miễn dịch, có khả năng trực tiếp loại trừ các vi khuẩn gây bệnh giúp giảm thiểu bệnh tật cho trẻ.
4- Kẽm tham dự vào việc thay thế trao đổi chất của vitamin A trong cơ thể, có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện thị lực.
5 – Kẽm còn có tác dụng bảo vệ sự phát triển bình thường màng keo của da, làm cho các vết thương chóng lành.
Kẽm trong sữa có đủ cho nhu cầu của trẻ?
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của kẽm đối với cơ thể của trẻ , do đó hầu hết các loại sữa bột trên thị trường hiện nay đều bổ sung kẽm vào trong thành phần của mình.
Vậy vì sao bé vẫn bị thiếu kẽm khi uống sữa? Những trẻ sử dụng sữa bột dưới 1 tuổi thường có thành phần kẽm tối thiểu là 0,5mg trên 100 kilocalo. Trong khi đó nhu cầu kẽm của trẻ ở độ tuổi này khoảng 3mg/ngày vì vậy mà sữa không thể hoàn toàn cung cấp đầy đủ lượng kẽm cần thiết cơ thể bé cần. Nếu cha mẹ không bổ sung thêm lượng kẽm cho trẻ thông qua các thực phẩm khác thì sẽ dẫn đến việc trẻ thiếu kẽm.
Trẻ thiếu kẽm lại là một trong những những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh biếng ăn ở trẻ cũng như là suy giảm khả năng miễn dịch. Vì vậy, bên cạnh việc cho con sử dụng sữa bột, cha mẹ nên cho trẻ ăn dặm thêm các loại thực phẩm như hạt ngũ cốc, mầm lúa mì, hạt bí ngô, thịt, động vật có vỏ như cua, sò, tôm hùm, hến… Ngoài ra kẽm còn có nhiều trong trái cây và rau củ như lựu, bơ, quả mâm xôi, rau chân vịt, các loại đậu và các loại hạt… Các mẹ cần phối hợp các loại thức ăn để đảm bảo cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết cho cơ thể bé để hỗ trợ con được phát triển một cách tốt nhất.