Cảm nhận của trẻ từ 8 tháng – 1 năm tuổi
Ở lứa tuổi này thì khả năng cảm nhận và hiểu vượt quá khả năng truyền đạt giao tiếp, vì thế nếu ba mẹ quan sát con thật kỹ bạn có thể thấy sự quay vòng của các hoạt động và các mức độ cảm xúc, cả tích cực và tiêu cực cũng bám sát theo sau.
1. Biểu hiện cảm xúc của trẻ
Khi bạn gọi với con từ xa và con sẽ quay đầu lại như thể muốn nói: “Gì thế ạ?” đó là biểu hiện của việc con có cảm nhận mới về bản thân. Con có thể thích bạn cầm gương – để con có thể cười, vỗ hoặc hôn hình ảnh của chính mình. Con cũng gắn kết chặt chẽ hơn với bạn và những người thân thiết khác; có thể trầm lặng hơn khi ở bên người lạ: rúc đầu vào vai bạn cho tới khi sẵn sàng làm quen.
Con biết sự khác nhau giữa người lớn và trẻ con. Và con là thiên tài bắt chước. Trí nhớ của con cũng rất tốt, vì phần não gần như đã hoàn thiện trong khoảng từ 7 đến 10 tháng. Đáng mừng là con có thể nhớ được nhiều người trong cuộc sống quanh con, và những cuốn sách mà bạn đã đọc cho con nghe.
Đáng buồn là nếu lúc này bạn thay đổi nếp sinh hoạt của con, con sẽ có phản ứng mạnh với bất cứ điều gì mới mẻ. Ngoài ra, một số bé còn cảm thấy bực bội và bất lực vì kỹ năng giao tiếp không phát triển đủ nhanh tương ứng với kỹ năng tinh thần, và do đó con không thể nói ra cho người khác hiểu điều mình muốn. Ở tầm tuổi này, trẻ có thể trở nên hiếu chiến hoặc hay tự làm đau mình (chẳng hạn như đập đầu). Lúc này, mè nheo cũng trở nên phổ biến và hẳn nhiên đó không phải điều bạn muốn khuyến khích.
2. Lắng nghe mong muốn của con
Giai đoạn này, ngôn ngữ của trẻ có thể rất khó khăn với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tốt nhất nên yêu cầu con chỉ/thể hiện cho người lớn biết con cần gì. Việc áp dụng nếp sinh hoạt giúp cha mẹ giảm thiểu tối đa được các phán đoán sai về con. Nếu con chỉ ra hướng tủ lạnh, thậm chí đập đầu, và đã cách 4 tiếng từ bữa ăn sáng, khả năng rất lớn là con đói và con muốn ăn.
Đến cuối năm đầu đời, con đã có một đời sống tình cảm phong phú. Nhưng không phải sinh ra mà con đã được trang bị các kỹ năng hoàn thiện năng lực cảm xúc như: khả năng tự xử lí với các khó khăn bất lực hay học cách tự trấn an, học cách chia sẻ với người khác. Những điều này chỉ có được khi cha mẹ chú tâm hướng dẫn trẻ. Một số cha mẹ đợi quá lâu, để đến lúc những thói quen xấu, như chứng thường xuyên ăn vạ, tưởng chừng không có cách nào để phá bỏ được. Số khác, đầu hàng con, một cách vô tình càng dạy cho con làm điều mà cha mẹ không mong muốn.
Chẳng hạn, nếu bạn cười khi con 9 tháng tuổi ném bát ngũ cốc xuống sàn chỉ vì đã chán và không muốn ăn nữa, thì đảm bảo là ngày mai con cũng sẽ làm đúng như vậy, và chờ đợi bạn cười. Lần thứ hai, chắc chắn bạn sẽ không còn thấy buồn cười nữa.
Giúp con bạn phát triển năng lực cảm xúc cũng quan trọng như khuyến khích con tập bò hoặc tập nói. Quả thực, cách người lớn phản ứng với tiếng khóc và những trạng thái cảm xúc khác của con sẽ phần nào tiên lượng được phản ứng và biểu cảm khi con lớn hơn. Chờ đến lúc con biết ăn vạ là quá muộn. Nói cách khác, ngay từ đầu, đừng để các thói quen xấu của con phát triển.
Trên đây, là những chia sẻ hữu ích giúp ba mẹ có thêm những kiến thức giúp nuôi dạy bé tốt hơn. Ngoài việc phát triển cảm xúc, cũng đừng quên yếu tố thể chất đi kèm. Hãy truy cập vào đây để biết thêm thông tin chi tiết về dinh dưỡng dành cho trẻ.