Trẻ sơ sinh nên uống sữa gì: Chuyên mục những điều cần biết về sữa mẹ
Nên nuôi con bằng sữa mẹ là lời khuyên mà các bà mẹ mới sinh được nghe nhiều nhất. Trong bài viết “Trẻ sơ sinh nên uống sữa gì: Chuyên mục những điều cần biết về sữa mẹ” chúng tôi sẽ cung cấp nhiều thông tin về sữa mẹ mà không phải bà mẹ nào cũng biết
Có nên bỏ sữa đầu (sữa non) của mẹ không?
Sữa chỉ là sữa mà sản phụ tiết trong thời gian 7 ngày sau khi đẻ. Do có chứa một lượng Caroten nên sữa thời gian này thường có màu vàng/ lượng sữa ít, có chứa một ít lipit và rất nhiều chất trắng. Trong sữa còn chứa một lượng lớn chúng có thể dự phòng những bệnh nhiễm trùng và thúc đẩy chức năng miễn dịch của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh nên uống sữa gì? Chắc chắn là sữa mẹ, sản phẩm tự nhiên lý tưởng nhất đối với trẻ sơ sinh. Còn một số người bố, mẹ nghe những người già khuyên nên bỏ sữa thì điều này là không đúng.
Tính khoa học của việc cho bú theo nhu cầu của trẻ
Trước đây cho rằng sữa mẹ được tiêu hoá hết trong dạ dày của trẻ sơ sinh là 2 – 3 giờ do đó sau 2-3 giờ lại cho con bú. Y học hiện đại cho rằng phải căn cứ vào nhu cầu của trẻ để cho bú tức là cứ khi nào trẻ đòi bú là cho bú. Bởi trẻ mới sinh được vài ngày lượng sữa tiết ra ít, tăng số lần bú một mặt có thể đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ, mặt khác thông qua kích thích bú của trẻ, điều này sẽ giúp cho việc tiết hoocmon tiết sữa, làm cho lượng sữa được tiết ra nhiều hơn.
Do vậy để nâng cao việc cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ khi nuôi trẻ sơ sinh thì không nên quá nhấn mạnh việc cho bú theo giờ. Trẻ càng lớn thì tự cơ thể chúng sẽ điều chỉnh, chúng sẽ tạo cho mình thói quen về khoảng cách giữa các lần bú, thường thì 2 – 3giờ/lần.
Thế nào là chứng vàng da do sữa mẹ?
Chứng vàng da do sữa mẹ là chỉ chứng vàng da xuất hiện rất sớm ở những đứa trẻ sau khi được nuôi bằng sữa mẹ. Nguyên nhân phát sinh chứng này hiện nay chưa xác định rõ, chủ yếu nó có liên quan tới việc tăng tuần hoàn gan ruột chuyển hoá Bilirubin, sau khi ruột non hấp thụ sẽ đi vào tuần hoàn gan ruột, gây nên tăng Bilirubin gián tiếp trong máu, dẫn đến bệnh vàng da.
Chứng vàng da do sữa mẹ phân thành hai dạng: Dạng phát sớm và dạng phát muộn. Thời gian xuất hiện bệnh vàng da phát sớm và thời gian nặng nhất của bệnh vàng da đều giống chứng vàng da do sinh lý. Dạng phát muộn thường xuất hiện hoặc tái phát nặng hơn sau khi chứng vàng da do sinh lý giảm nhẹ hoặc biến mất, thời điểm nặng nhất là 2 – 3 tuần sau khi sinh, kéo dài khoảng 6-12 tuần.
Chứng vàng da do sữa mẹ, sau 3-5 ngày ngừng nuôi bé bằng sữa mẹ thì hiện tượng vàng da sẽ giảm rõ rệt hoặc biến mất, sau khi bú lại thì hiện tượng này lại xuất hiện hoặc nặng thêm. Chứng vàng da do sữa mẹ không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, chưa phát hiện được trường hợp nào bị chứng vàng da do sữa mẹ dẫn đến. Vì vậy, thường không cần ngừng cho bé bú. Khi chứng vàng da rõ rệt có thể ngừng cho bé bú từ 3 – 5 ngày, sau đó lại có thể bắt đầu cho bé bú.
Vậy trẻ sơ sinh nên uống sữa gì khi bé bị vàng da do sữa mẹ? Đó chính là sữa bột công thức. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu trong trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc do một lí do nào đó không thể cho con bú sữa mẹ thì sữa bột công thức là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
Một số dòng sữa bột cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay: Dielac Alpha Gold, Optimum Gold, Dielac Grow Plus của Vinamilk; Nuti IQ, Grow Plus của Nutifood,…
Phương pháp chăm sóc trẻ sau khi bú
Cho dù các chuyên gia khuyên trẻ sơ sinh nên uống sữa gì thì mẹ cũng nên ưu tiên cho sữa mẹ, hơn nữa nuôi trẻ bằng sữa mẹ hay bằng sữa ngoài thì mẹ phải chú ý đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là đối với trẻ dễ bị trớ sữa, nếu như không chú ý sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ngạt thở.
Đồng thời với việc khi trẻ bú sữa sẽ không tránh khỏi hít vào một chút không khí, lượng không khí này tích tụ trong dạ dày làm cho dạ dày căng lên khiến trẻ cảm thấy khó chịu, dẫn đến xuất hiện việc trẻ ngủ không an giấc, khóc quấy, có một chút hoạt động là thường bị trớ sữa. Như vậy, sau khi bú sữa xong phải chăm sóc trẻ như thế nào?
a. Sau khi bú sữa bế dựng trẻ dậy đầu dựa vào vai mẹ, nhẹ nhàng vỗ vào lưng trẻ từ dưới lên trên để không khí bị hít vào được đẩy ra.
b. Sau khi bú sữa cơ thể của trẻ có đẩy ra không phải thể khí, phản ứng của từng trẻ cũng không như nhau. Có một số trẻ lượng không khí hít vào tương đối ít, sau khi đã áp dụng các cách chăm sóc trên 10 phút vẫn không đẩy được khí ra, thì đặt trẻ nằm xuống, nhưng phải để mặt trẻ quay nghiêng bên phải và đặt trẻ nằm nghiêng bên phải, đầu gối cao một chút, để sữa qua môn vị dạ dày vào hành tá tràng, dù có trớ sữa cũng không bị hít vào khí quản hoặc phổi, tránh xảy ra ngạt thở.
c. Sau khi bú sữa phải cố gắng hạn chế bế hoặc chơi đùa với trẻ. Trẻ sơ sinh khi nuôi bằng sữa ngoài, sữa bò, sữa bột phải pha cho đúng cách, trẻ mới sinh hệ tiêu hoá phát triển chưa hoàn chỉnh, chức năng của thận cũng chưa hoàn thiện do vậy không thể cho trẻ ăn hoàn toàn là sữa bò (vì trong sữa bò có hàm lượng Protêin cao, lượng đường thấp, nhiều khoáng chất).
Sữa chưa pha mua trên thị trường sau khi pha với nước mới có thể cho trẻ ăn, thông thường trẻ sau khi sinh đến 2 tuần tuổi pha sữa cho trẻ ăn theo tỷ lệ 3:1 tức là 3 phần sữa bò pha 1 phần nước. 2 đến 4 tuần pha sữa theo tỷ lệ 4:1 tức là 4 phần sữa 1 phần nước. Sau khi đầy tháng có thể ăn hoàn toàn là sữa không pha. Như vậy nồng độ sữa từ loãng đến đặc, có thể làm cho trẻ mới sinh dần dần thích uống. Nếu trẻ mới sinh có cân nặng 4kg thì mỗi ngày cần một lượng chất lỏng là 150 ml/kg thể trọng, như vậy mỗi ngày lượng chất lỏng cần cho cơ thể trẻ là 600 ml.
Nếu trẻ mới sinh trong 2 tuần tuổi, pha sữa theo tỷ lệ 3:1 như thế lượng sữa mỗi ngày là 450 ml pha thêm 150 ml nước tạo thành sữa cho trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh từ 2 đến 4 tuần tuổi pha sữa theo tỷ lệ 4:1, như vậy mỗi ngày cần 480 ml sữa pha thêm 120 ml nước trở thành sữa cho trẻ sơ sinh. Để thành phần đường trong sữa bò tương tự như sữa của mẹ có thể thêm đường vào sữa bò. Cứ 100 ml sữa pha dành cho trẻ sơ sinh (thêm nước pha loãng sữa) thêm từ 5g đến 8g đường.
Đem sữa đã được pha đun sôi là được. hoàn toàn cho trẻ mới sinh ăn là không phù hợp, cần phải dựa vào phương pháp nêu trên để pha thêm nước vào sữa mới có thể cho trẻ sơ sinh ăn.
Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết: “Trẻ sơ sinh nên uống sữa gì: Chuyên mục những điều cần biết về sữa mẹ”