Nguyên nhân tại sao trẻ bị chậm tăng cân
Bạn nhận thấy cân nặng của con đang có xu hướng chững lại và chậm tăng. Mẹ đã cho con uống sữa và ăn bữa phụ đầy đủ nhưng tình trạng trên vẫn không cải thiện.
Dưới đây là những nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ chậm tăng cân.
Không cho con bú thường xuyên
Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều và nhanh đói, trẻ cần được cho ăn sữa ít nhất 2 tiếng rưỡi một lần hoặc 8-12 lần một ngày bất kể là ban ngày hay ban đêm. Một số trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều và không có dấu hiệu thức dậy, mẹ cần đánh thức bé dậy để cho bé bú. Trong thời gian này, bé cần được cho ăn và ngủ như nhau, bạn không nên vì để cho trẻ ngủ mà không cho con bú, khiến bé không hấp thu được lượng sữa cần trong một ngày.
Khi bé không được bú đều đặn thường xuyên, cơ thể mẹ cũng không được kích thích để tăng lượng sữa tiết ra, càng làm bé không nạp đủ chất dinh dưỡng và không có hứng thú bú.
Không pha đúng công thức
Một số người pha sữa rất loãng vì sợ bé bị táo bón, một số khác thì pha đặc vì sợ con nhanh đói. Tuy nhiên, sữa quá loãng sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển và còn gây hại vì bé bị nạp vào một lượng nước quá lớn. Còn nếu sữa quá đặc khiến bé khó tiêu hóa, thiếu nước dẫn đến táo bón. Bố mẹ cần pha sữa đúng như công thức đã ghi trên nhãn hộp sữa để bé hấp thu đầy đủ dưỡng chất, giải quyết tình trạng chậm tăng cân ở trẻ thông qua các loại sữa tăng cân cho bé.
Bé sinh non
Bé chào đời khi mẹ mang thai từ 34-37 tuần được coi là sinh non ở mức độ nhẹ và có thể gặp khó khăn trong việc bú sữa, vì thế mà cơ thể yếu ớt hơn và chưa phát triển được như trẻ sinh bình thường, khả năng ngậm, nuốt và hít thở khi bú sữa cũng gặp khó khăn. Các bé sinh non tốt nhất là nên duy trì bú sữa mẹ vì hệ tiêu hóa của bé rất yếu, chỉ có sữa mẹ mới có sẵn các men tiêu hóa giúp bé dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Đối với trẻ sinh thiếu tháng mà khả năng bú, nuốt và thở của trẻ chưa hoàn chỉnh nên trẻ bú không đạt hiệu quả hoàn toàn được. Do đó, sau khi trẻ bú mẹ cần cho ăn thêm bằng ống tiêm nhỏ giọt hoặc muỗng (thìa).
Bé bị giun “tấn công”
Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch yếu dễ dàng bị giun sán tấn công đường ruột, giun sẽ hút hết chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn bé ăn vào dẫn đến tình trạng khó tăng cân. Khi nghi ngờ bé có khả năng bị nhiễm giun, bố mẹ nên đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời, bé hế bị giun quấy rấy sẽ tăng cân trở lại để mẹ hết lo lắng.
Bé ăn quá nhiều chất đạm
Nếu bé ăn quá nhiều chất đạm sẽ tạo ra sản phẩm trung gian gây độc, làm gan, thận hoạt động quá sức, bé dễ chán ăn, táo bón. Bé từ 1-3 tuổi chỉ nên ăn 28-30g chất đạm/ngày
Chỉ dùng nước hầm xương
Nhiều mẹ có thói quen ninh xương lấy nước nấu cháo cho con có món ăn ngon ngọt. Việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất, gây chậm tăng cân.
Cho bé ăn chất dinh dưỡng
Bé sẽ thích ăn cháo dinh dưỡng ở ngoài đường hơn vì cháo ở ngoài có vị ngon ngọt, đa dạng mùi vị hơn. Tuy nhiên, cháo dinh dưỡng bên ngoài không bảo đảm được nguồn gốc các loại thức ăn và cách chế biến không còn giữ được những chất dinh dưỡng. Tốt nhất là mẹ nên nấu cháo tại nhà cho con. Trẻ dưới 1 tuổi càng không nên ăn cháo ở ngoài vì cho con ăn gia vị dưới 1 tuổi sẽ không tốt cho thận của con.
Hiểu được nguyên nhân của việc khiến bé chậm cân mới có thể tìm ra hướng điều trị và cách cải thiện phù hợp. Tốt nhất, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho con ăn hay thay đổi thực đơn hằng ngày của con.