Quy trình chế biến món ăn dặm cho bé
Vệ sinh sạch sẽ là vấn đề quan trọng khi bạn nấu bất kỳ món gì cho bé, vì sức đề kháng và đường ruột của bé yếu hơn so với người lớn. Chỉ cần món ăn được chế biến không sạch sẽ, cơ thể bé sẽ phản ứng ngay như đau bụng, nôn mửa, nặng hơn là bị ngộ độc thực phẩm.
Vì thế, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau để bảo vệ sức khỏe của bé:
Vệ sinh nhà bếp:
Bạn hãy luôn luôn nhớ rửa tay bằng xà bông trước khi đụng tới thức ăn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hay thay tã cho bé, và sau khi chơi với chó, mèo. Bạn hãy nhắc nhở những người khác trong gia đình cũng làm như vậy.
Bạn nên kỹ lưỡng trong việc giữ cho nhà bếp được sạch, đặc biệt là ở những khu vực và dụng cụ làm thức ăn.
Phải có khăn sạch để lau khô chén, đĩa, hoặc để cho chén đĩa tự ráo trên giá gác chén đĩa sau khi rửa bằng nước nóng.
Nhớ đậy nắp thùng rác trong bếp. Nhớ đổ rác thường xuyên và rửa sạch thùng rác bằng nước nóng và một chút nước sát trùng sau mỗi lần đổ rác.
Bất cứ thức ăn nào để bên ngoài tủ đựng đồ ăn cũng cần phải che đậy lại. Bất cứ thức ăn nào em bé ăn còn dư cũng nên đổ đi.
Nên có những khăn dùng riêng cho những công việc lau chùi thức ăn rơi vãi và để rửa sạch chiếc ghế cao của bé. Nên thay hoặc luộc nước sôi những khăn lau ấy ít nhất một tuần một lần.
Sửa soạn thức ăn:
Một khi bé đã ăn đặc được rồi thì không còn cần phải tiệt trùng mọi thứ đồ dùng để cho bé ăn, nhưng bình sữa và núm vú cao su thì vẫn cần phải được tiệt trùng cho tới khi bé được một tuổi. Có thể rửa tách, chén, dao dĩa bằng nước nóng và xà bông, sau đó tráng lại bằng nước nóng. Tuy nhiên, giờ đây, bữa ăn của cháu đã bao gồm nhiều loại thức ăn rồi, thì bạn nên đề phòng để tránh cho cháu những tác hại của các vi khuẩn – như bị ngộ độc do các vi khuẩn salmonella và listeria chẳng hạn.
Mua và tồn trữ thức ăn:
Phải mua thức ăn tươi. Nên đi chợ thường xuyên và ăn hết trong ngày. Không mua trái cây và rau bị bầm giập vì sẽ mau hư. Luôn luôn rửa sạch trái cây nếu là loại ăn được cả vỏ, vì nó có thể còn vấy dính thuốc trừ sâu hay hóa chất khác. Đa số các thực phẩm có bao bì đóng gói bây giờ đều có ghi hạn sử dụng, vậy bạn nhớ xem lại thời hạn dùng, và rà soát xem có dấu hiệu hư hại gì trên bao, lon, hay bị bong keo dán không.
Thức ăn cất trong tủ lạnh phải được đựng trong những đồ đựng sạch sẽ, có nắp đậy. Nên trữ thức ăn sống và thức ăn chín trong những ngăn riêng, và nhớ đặt thịt và cá sống vào đĩa, để nước không nhỏ giọt xuống thức ăn ở ngăn bên dưới. Nên kiểm tra bao bì xem thực phẩm có thích hợp để làm đông lạnh không và đừng bao giờ trữ đông lạnh quá thời gian được nhà sản xuất khuyến cáo. Luôn luôn cho xả tan băng những thức ăn đông lạnh trước khi sử dụng, và đừng bao giờ làm đông lạnh trở lại thức ăn một khi đã làm tan băng.
Đun nấu và hâm lại thức ăn:
Luôn luôn nấu chín kỹ thức ăn của bé. Nguyên tắc này nên áp dụng cho thịt, gà, vịt và trứng. Bạn đừng bao giờ cho em bé ăn trứng sống hay luộc lòng đào, cũng như đừng bao giờ cho bé ăn pa-tê gan, pho mai mềm hay những hạt đậu phông vì những món này dễ làm cho bé bị sặc. Tốt nhất là đừng bao giờ cho em bé ăn thức ăn còn dư bữa trước, thức ăn để tủ lạnh hay đông lạnh, hâm nóng lại. Trong trường hợp bạn sửa soạn thức ăn theo khối lượng lớn, đùng bao giờ để cho nguội trước khi cho vào tủ lạnh, vì làm như vậy sẽ cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nẩy nở; mà hãy đặt thức ăn vào một cái đĩa lạnh, đậy lại, và cho ngay vào tủ lạnh hay ngăn làm lạnh.
Giữ vệ sinh qua tất cả các khâu vừa giúp bé không ăn phải thức ăn không tốt cho hệ tiêu hóa vừa giúp gia đình có một không gian và thức ăn sạch sẽ. Các bạn có thể tham khảo các loại thức ăn ăn dặm bỗ dưỡng phù hợp cho bé tại đây nếu bạn không có thời gian nấu nướng.