Categories: Nuôi Con Tốt

4 quy tắc bất di bất dịch mà mẹ cần biết khi chăm sóc con

Bất cứ khi nào bạn lo lắng về việc con ngủ quá ít, ăn quá nhiều, quá ồn ào, hay ngủ mơ, thì đây là bốn quy tắc đơn giản mà bạn cần nhớ.

1. Nhu cầu ngủ ở sơ sinh rất khác nhau

Trong tháng đầu tiên sau khi sinh, trung bình một em bé ngủ khoảng 16,5 giờ một ngày. Nhưng bạn nên biết rằng đây là một con số bình quân và con bạn có thể ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn.

Điều đó có nghĩa là đôi khi con của bạn chỉ ngủ 12 giờ trong ngày, trong khi một bé cùng tuổi ở gia đình khác có thể ngủ lên đến 19 giờ một ngày. Bạn không cần quan tâm quá nhiều về việc bé ngủ nhiều hay ít, bởi vì ta nên dùng thước đo sự khỏe mạnh và hạnh phúc của con, không phải ở thời gian giấc ngủ.

2. Trẻ sơ sinh cần được cho bú theo khung thời gian đều đặn

Giống như các bộ phận khác của cơ thể, bụng của em bé rất nhỏ. Đừng mong đợi bé sẽ có thể bú một cử sữa thật nhiều và nhanh chóng ngủ một giấc dài đến sáng. Trẻ sơ sinh cần được cho ăn ít nhất 2-4 giờ một lần và chỉ có thể ngủ tối đa 5 tiếng vào ban đêm.

Vậy làm thế nào để biết được đó là bé nhà mình tỉnh dậy khi đói, hay đơn thuần là bé đã ngủ đủ giấc mà thôi? Mà cũng có thể là do con đang ở trong trạng thái chuyển tiếp của giấc ngủ nữa chứ!

Thông thường, đứa trẻ sẽ có biểu hiện rõ ràng để cho cha mẹ biết những gì mình muốn. Khi ngủ, con thường phát ra nhiều âm thanh riêng biệt mà cha mẹ cần phải học dần dần ý nghĩa của các tín hiệu đó để đáp ứng đúng lúc cơn đói của đứa trẻ.

3. Giai đoạn chuyển tiếp giấc ngủ

Trái ngược với quan niệm sai lầm của nhiều người, trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng ngủ nhiều giờ. Trẻ thường thức dậy rất thường xuyên. Điều này được gọi là giai đoạn chuyển tiếp giấc ngủ. Xảy ra vào cuối mỗi chu kỳ giấc ngủ, trẻ thường thức dậy và thỉnh thoảng có thể khóc một ít trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Con càng lớn thì hiện tượng này xảy ra càng ít và giấc ngủ cũng càng lâu và yên tĩnh hơn.

4. Con phát ra âm thanh lạ khi ngủ

Hầu như bậc phụ huynh nào cũng từng một lần phải ghé mặt sát vào nôi của con để lắng nghe xem có phải bé có dấu hiệu khó thở không? Đó là khi ba mẹ nghe thấy những âm thanh khi thở bất thường của bé. Để đánh giá đúng tình hình, bạn cần biết rằng một đứa trẻ bình thường sẽ có nhịp thở khoảng 40 nhịp trên mỗi phút khi thức giấc và giảm xuống một nửa khi đang ngủ. Hoặc trẻ có thể đột ngột ngừng thở dưới 10 giây, sau đó thở nhanh trong suốt 15-20 giây sau đó. Đừng quá lo lắng, đây là hiện tượng bình thường và dần dần não bộ bé sẽ hoàn thiện cơ chế thở tốt hơn.

Nếu bạn đang nghe thấy những âm thanh sau đây khi bé cưng đang ngủ, đừng lo lắng quá nhiều, đây chỉ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh mà thôi.

– Nấc: Đôi khi chất nhầy trong mũi làm tắc nghẽn đường thở, khiến trẻ bị nấc cục. Bạn có thể dễ dàng làm sạch mũi cho con bằng thiết bị hút mũi chuyên dụng.

– Huýt gió: Trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi và không thở bằng miệng. Điều này có tác dụng giúp trẻ vừa thở và vừa bú sữa cùng lúc. Nhưng với đường hô hấp hẹp ở mũi sẽ dễ bị chất nhầy hoặc thậm chí là sữa gây cản trở, điều này gây ra tiếng huýt sáo.

– Ừng ực: Không có gì đáng ngại cả, đứa trẻ chỉ đang nuốt nước bọt để làm sạch khoang họng mà thôi.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tìm hiểu các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp hỗ trợ sức khỏe của mẹ và bé

Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…

1 year ago

Bí quyết chọn bỉm dùng ban đêm cho bé để có giấc ngủ ngon và khô ráo

Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…

1 year ago

Cách trị đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…

6 years ago

Sữa cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…

6 years ago

Review các dòng sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh năm 2018

Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…

6 years ago

Sữa mẹ tốt nhất khi nào và những trường hợp nào không nên dùng sữa mẹ?

Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…

6 years ago