Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải là hiếm gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh. Tuy nhiên, nếu gia đình không có các biện pháp hỗ trợ con vượt qua tình trạng này thì có thể khiến bé khó khăn trong việc đại tiện, về lâu dài có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Trong giai đoạn đầu đời của bé, sữa mẹ luôn là nguồn “thức ăn” dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần nhất. Tuy nhiên, đa phần các bé bú mẹ hoặc các sản phẩm tương tự như sữa công thức đều dễ dàng gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu mà nguyên nhân là do nứt kẽ hậu môn. Vấn đề này tuy được nhiều người xem là đơn giản nhưng đối với những trẻ vẫn còn trong quá trình phát triển thì đây lại chính là triệu chứng tiềm ẩn nhiều nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé.
Để có thể tìm và thực hiện những biện pháp hợp lý và an toàn trong việc điều trị đi ngoài ra máu do nứt kẻ hậu môn ở trẻ nhỏ, ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sơ lược về tình trạng này ở bài viết sau đây nhé!
Đa số các trẻ bú mẹ trong giai đoạn đầu đời đều có biểu hiện thường thấy là đi phân lỏng, đồng thời đi nhiều lần trong một ngày. Điều này đã khiến phân lỏng dính vào phần mông hoặc bên ngoài cơ quan sinh dục của bé và chỉ cần cha mẹ chú ý, rửa bằng nước ấm là sạch.
Tuy nhiên, nhiều gia đình lại có thói quen là thường xuyên xi ị trong lúc bé đi ngoài, dẫn đến trẻ hay rặn, trong khi dây chằng của cơ vòng tự kiểm soát hậu môn lại được cấu tạo tương đối chùng.
Từ đó, dễ dàng tạo thành hiện tượng phần niêm mạc trực tràng bị lồi ra ngoài hậu môn, còn có tên gọi khác là hiện tượng lòi dom và góp phần cản trở việc đại tiện, khiến cho việc đi ngoài càng khó khăn hơn. Về lâu dài, hiện tượng này chính là bước khởi đầu của nứt kẽ hậu môn.
Ngoài ra, nhiều trẻ táo bón đã bị nứt kẽ hậu môn từ trước, khi đi ngoài, những vết nứt ấy sinh ra cảm giác đau rát, từ đó bé sẽ không còn muốn đi ngoài, lại càng thêm táo bón. Vì thế, cha mẹ phải đưa trẻ táo bón đến bác sĩ để kiểm tra xem con có gặp phải tình trạng nứt kẽ hậu môn hay không. Đồng thời tìm biện pháp phù hợp giúp trẻ điều trị cũng như giảm thiểu tình trạng này.
Nếu trẻ có biểu hiện nứt kẽ hậu môn, cần quan sát kỹ hậu môn của trẻ thì có thể tìm thấy những vết nứt nhỏ. Khi trẻ đi đại tiện, những vết nứt đó vô tình gây chảy máu tươi và máu dính hoặc tụ thành từng cục nhỏ xung quanh phân do máu đông lại sau khi đi ngoài mấy phút. Ngoài ra, một số trẻ hay đi ngoài phân khô cũng thường bị nứt kẽ hậu môn.
Đối với bé bị nứt kẽ hậu môn, cha mẹ nên kiên trì cho con ngâm hoặc rửa sạch khu vực bị nứt bằng nước ấm pha Berberine theo một liếu lượng thích hợp được chỉ định hoặc ý kiến bác sĩ. Sau đó sử dụng thuốc mỡ kháng sinh như Erythromycin để thoa nhằm chữa lành các vết nứt. Cha mẹ cũng có thể bôi vào vùng da bị nứt một ít thuốc mỡ kháng sinh để hỗ trợ bôi trơn, trước khi đi ngoài giúp trẻ thực hiện quá trình này dễ dàng hơn.
Đặc biệt, gia đình cũng lưu ý là không nên lạm dụng kháng sinh cho bé mà chỉ cần dùng các loại thuốc mỡ kháng sinh như Krythromycin để bôi lên vết nứt, để việc chữa trị táo bón được dứt điểm và an toàn.
Nếu những vết nứt có dấu hiệu nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khoa ngoại nhi để được thăm khám, để xác định rõ vấn đề và có phương án điều trị kịp thời. Cùng lúc đó, gia đình cần kiên trì cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ hoặc chế phẩm chứa chất xơ an toàn như Lactulose, viên chất xơ làm lừ lúa mì để phòng tránh táo bón cũng như giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của tình trạng đi ngoài ra máu do bất cứ nguyên nhân nào, bao gồm cả nứt kẽ hậu môn ở trẻ.
Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…
Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…
Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…
Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…
Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…
Cho con bú sữa mẹ cũng có nghĩa là bạn cung cấp cho bé nguồn…