Để nuôi con khỏe mạnh, thông minh đòi hỏi mẹ phải trang bị cho mình nhiều kiến thức cần thiết, khoa học để nuôi dạy trẻ. Chính vì vậy bài viết hôm nay sẽ chia sẻ một số điều mẹ cần biết khi nuôi dạy bé 3 tuổi.
Từ 3 – 6 tuổi, trẻ có năng lực ghi nhớ từ ngữ rất rốt. Trong cả cuộc đời, đây sẽ là thời kỳ tốt nhất và lý tưởng nhất để trẻ bắt đầu học ngoại ngữ. Vì vậy, dạy ngoại ngữ lúc này là hợp lý nhất. Nếu để qua thời kỳ này, việc dạy ngoại ngữ cho trẻ sẽ trở nên khó khăn hơn, vì nhìn từ góc độ sinh lý của não thì đây là việc quá sức.
Chuyên gia tâm lý học Stern cho rằng, “Một lợi ích khi cho trẻ học ngoại ngữ trong thời gian này chính là vì lúc này trẻ chỉ mới bắt đầu chú tâm học tiếng mẹ đẻ, cho nên học tiếng mẹ đẻ hay một ngoại ngữ khác cũng đều như nhau”. Ngoài ra, chuyên gia sinh lý não bộ Leopold cũng cho rằng: “Việc học ngoại ngữ đối với trẻ hơn 10 tuổi không phải là bất khả thi, nhưng rất khó có được thành tích tốt. Bởi vì đó là hành động đi ngược lại khả năng sinh lý của con người”.
Khi bắt trẻ nghe ngoại ngữ trong thời kỳ này, trẻ sẽ tiếp thu chính xác cách phát âm và ngữ pháp của ngôn ngữ đó theo bản năng tự nhiên, sau đó sẽ lưu giữ trong não bộ. Và dù sau đó trẻ không được học ngoại ngữ đó nữa, nhưng vài năm sau nếu có cơ hội tiếp xúc lại, trẻ vẫn phát âm ngoại ngữ đó bằng giọng chuẩn. Có nhiều ví dụ về những người đã từng trải qua chuyện này. Thử nhìn xung quanh xem, bạn sẽ phát hiện không ít trường hợp như vậy đầu.
Có lần, khi ngồi trên tàu, tôi nói chuyện với một phụ nữ. Bà kể rằng: “Hồi học cấp 3, tôi có một người bạn nói tiếng Anh rất giỏi, giọng cực chuẩn, thành tích cũng cực kỳ xuất sắc. Bạn ấy từng sống ở Mỹ với bố mẹ từ 3 tuổi đến 5 tuổi. Ngoài ra, trong lớp tôi cũng có một người bạn Hàn Quốc nói tiếng Nhật rất lưu loát, trôi chảy chẳng khác gì người Nhật cả. Nhung lúc tôi đến nhà ban ấy chơi mới giật mình vì phát hiện rằng mẹ bạn ấy nói tiếng Nhật rất kém, phát âm cũng không tốt. Mẹ bạn ấy đã sống ở Nhật rất lâu, nhưng nhiều năm như vậy mà vẫn không thể giỏi tiếng Nhật được…”.
Nói lắp trầm trọng hơn. Đến lúc đó, chỉ một chút đụng chạm cũng sẽ làm thay đổi thái độ của trẻ, vì vậy điều quan trọng là cha mẹ Không cần lo lắng trong thời kỳ con nói lắp
Khoảng thời gian từ 2 tuổi rưỡi đến 4 tuổi rưỡi, sẽ có lúc trẻ đột nhiên bị nói lắp, nhưng cha mẹ không cần quá lo lắng. Hiện tượng này là do vùng trung khu ngôn ngữ được cố định ở một trong hai bán cầu não. Đến khi trẻ xác định được tay thuận, hiện tượng nói lắp sẽ biến mất.
Nếu cha mẹ quá để tâm đến việc con nói lắp, thì con sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Rồi khi bị bắt bẻ, sửa sai từng chữ, con sẽ càng nó cân tiếp xúc với con một cách hoàn toàn bình thường.
Tóm lại cha mẹ nên cho trẻ học một ngoại ngữ hay giáo dục trẻ sớm ngay từ những năm tháng đầu đời để trẻ có thể phát huy một tư duy và học hỏi được tốt nhất. Ngoài ra nếu trẻ gặp tình trạng nói lắp trong độ tuổi này thì mẹ cũng không cần quá lo lắng, tất cả rồi sẽ ổn theo thời gian. Hi vọng bài viết trên đã mang lại những thông tin thú vị và bổ ích cho mẹ và bé
Tham khảo sữa tại đây.
Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…
Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…
Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…
Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…
Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…
Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…