Trầm cảm sau sinh hiện đang là vấn đề thời sự đối với xã hội. Vậy gia đình có thể giúp đỡ mẹ bầu như thể nào trong vấn đền này? Chế độ dinh dưỡng và việc dùng sữa dành cho bà bầu tốt nhất có thể cải thiện tình trạng tâm lý cho mẹ hay không?
Trầm cảm sau khi sinh không phải không liên quan đến sự mất cân bằng dinh dưỡng do thay đổi sinh lý gây ra, ví dụ như không dung nạp đủ các chất dinh dưỡng: măng-gan, ma-giê, sắt, vitamin B6, vitamin B2 sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần. Những thực phẩm như ngũ cốc, lúa mạch, giá đỗ, quả óc chó, lạc, khoai tây, đỗ tương, rau xanh, hải sản, nấm và gan động vật… có chứa nhiều các chất dinh dưỡng có thể giảm căng thẳng và buồn chán như đã nói trên đây. Vì vậy có thể ăn nhiều một chút để chúng có thể giúp sản phụ tìm lại được niềm vui và xua tan mọi buồn phiền sau khi sinh.
Trầm cảm sau khi sinh cũng được gọi là căng thẳng sau khi sinh, là chứng trầm cảm được tạo ra do yếu tố tâm lý và sinh lý của phụ nữ sau khi sinh, triệu chứng thường gặp là căng thẳng, ngờ vực, sợ hãi… số ít những người bị nặng sẽ có cảm giác thất vọng, bỏ nhà đi, gây thương tích cho trẻ hoặc có nhũng hành động tự sát.
Trầm cảm sau khi sinh là loại trở ngại tinh thần ở nữ giới thường gặp nhất, nguyên nhân là do một loạt những thay đổi về tâm lý, cảm xúc và sức khỏe do sự kích thích của hooc-môn giới tính, vai trò xã hội và thay đổi tâm lý ở phụ nữ sau khi sinh. Chứng trầm cảm sau khi sinh điển hình thường xảy ra trong vòng 6 tuần sau khi sinh và có thể kéo dài trong cả kỳ hậu sản, có người thậm chí còn kéo dài đến trước khi bé đi học. Tỉ lệ xảy ra trầm cảm sau khi sinh khoảng 15%-30%. Chứng trầm cảm sau khi sinh sẽ tự hồi phục sau 3-6 tháng nhưng người nào bị nghiêm trọng có thể kéo dài tới 1-2 năm, tỉ lệ tái phát khi mang thai lần tiếp theo là 30%-50%.
a) Về cảm xúc: thường cảm thấy áp lực trong lòng, đau khổ, biểu hiện hành động thấy cô độc, không muốn gặp người khác hoặc cảm thấy đau lòng, chảy nước mắt thậm chí sợ hãi và dễ cáu giận; các triệu chứng này khi về đêm thường trầm trọng hơn.
b) Giảm ý thức tự phê bình: tự kiêu tự đại hoặc có biểu hiện thù địch đối với tất cả những người xung quanh, khép lòng, không hòa thuận với chồng và người thân.
c) Tổn thương tư duy sáng tạo: phản ứng với hành động chậm, khả năng tập trung giảm.
d) Không tự tin vào cuộc sống: cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa, không muốn ăn, khó khăn về giấc ngủ, dễ bị mệt, suy giảm chức năng giới tính và có thể kèm theo chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, táo bón, lượng sữa tiết ra giảm… Khi nghiêm trọng, có biểu hiện: phản ứng chậm chạp, không còn hứng thú với cuộc sống, mất năng lực xã hội, có xu hướng tự sát hoặc gây thương tích cho em bé.
Sữa bà bầu tốt cần có những dưỡng chất nào? Mẹ hãy tham khảo tại https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/bai-viet/top-02-loai-sua-ba-bau-tot-nhat-cua-vinamilk/
Trầm cảm sau khi sinh chủ yếu xuất phát từ bản thân, xảy ra ở những người do chưa đủ trường thành, khả năng giao tiếp xã hội kém… và những người bị mắc chứng bệnh này thường là người có tính cách sống nội tâm, cảm xúc không ổn định và khả năng chịu áp lực tâm lý kém. Yếu tố tâm lý bao gồm: lo lắng cho con quá, không thích ứng được với cuộc sống bận rộn sau khi sinh, quá căng thẳng, ngủ không đủ, khó chịu trong người và không hài lòng với hình dáng hiện tại, thiếu sự quan tâm và ủng hộ từ người khác; vừa có cảm giác mới mẻ, vừa có cảm giác sợ với vai trò làm mẹ… đều có thể là những nguyên nhân quan trọng gây ra trầm cảm sau khi sinh. Các nguyên nhân khác gồm có: có tiền sử trầm cảm trước đó, hoặc tiền sử vô sinh trước đó, những người mang thai khi còn quá trẻ thì khả năng xảy ra càng lớn; ở một mình, thiếu sự trợ giúp của xã hội, những người có càng nhiều con thì khả năng xảy ra càng cao; tình cảm vợ chồng sau khi kết hôn không hòa thuận, chuẩn bị chưa kỹ cho việc mang thai, những người bị trầm cảm trong khi mang thai thì khả năng xảy ra cũng cao hơn.
a) Chưa chuẩn bị tâm lý tốt cho việc làm mẹ: có rất nhiều trường hợp như thế này, cả hai vợ chồng đều chưa có dự định có con, nhưng không ngờ lại mang thai.
b) Tâm lý vẫn chưa trưởng thành: đối với người phụ nữ mặc dù đã kết hôn nhưng chưa đủ trưởng thành, mà vẫn cần sự chăm sóc của người khác, thì tỉ lệ bị trầm cảm sau khi sinh sẽ cao hơn người phụ nữ đã trưởng thành.
c) Hay nóng giận, hay bực tức: có nhũng người phụ nữ rất thích nóng giận, hay giận dỗi lặt vặt, khi gặp phải chuyện nhỏ cũng không thể bình tĩnh suy xét vấn đề.
d) Tỉnh cảm vợ chồng không tốt: có những cặp vợ chồng vốn dĩ có tình cảm không tốt, nhưng vì nguyên nhân nào đỏ vẫn tiếp tục sống chung với nhau, lúc này không được nghe theo người khác hoặc nghe kinh nghiệm của người đi trước, thử có con để phá vở khoảng cách giữa hai vợ chồng nên mới đi vào bế tắc.
e) Quan hệ mẹ chồng nàng dâu không tốt: Trong thời gian ở cữ, sức khỏe và tâm lý của người phụ nữ rất yếu đuối, lúc này chỉ cần có xích mích nhỏ, hay chuyện rất bình thường cũng có thể khiến cho họ không chịu đựng được, vì vậy dễ gây mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu.
f) Có sự kỳ thị với giới tính của đứa trẻ: mang thai mười tháng, vất vả khổ sở biết bao mới sinh ra con, nhưng giới tính đứa trẻ không được như mong muốn nên sinh ra chút thất vọng, buồn, chán…
g) Buồn chán về những chuyện rất bình thường: khi con chào đời, do lo lắng -về giá cả, chất lượng, chủng loại của các đồ dùng, thức ăn dinh dưỡng cho con mà gây ra cảm xúc không tốt.
h) Ngủ không tốt trong thời gian ở cữ: có rất nhiều bà mẹ, cho dù là ban ngày hay ban đêm đều một mình chăm con, nên dễ bị tủi thân, buồn chán và dễ cáu gắt, thậm chí đêm thì bận rộn và sáng sớm thấy cô đơn, vì thế dễ gây ra oán giận đối với chồng và đứa con ngây thơ.
a) Nhận sự giúp đỡ của người khác hoặc chủ động tìm sự giúp đỡ của người khác.
b) Khi con đang ngủ, người mẹ nên cố gắng nghỉ ngơi hoặc chợp mắt một lúc.
c) Cùng ăn cơm tối hoặc xem ti vi với chồng, để cơ thể được thư giãn, cùng đi ăn và nói chuyện với bạn bè.
d) Không nên đề ra yêu cầu quá cao với bản thân, giảm bớt hi vọng quá nhiều vào bản thân.
e) Nói cho chồng, người thân và bạn bè cảm giác của mình.
f) Nói chuyện với những người mới làm mẹ khác, kể về cảm nhận của mình.
g) Rèn luyện thân thể (nếu bác sĩ cho phép).
h) Học cách thư giãn khi em bé đang ngủ như đọc sách, tắm, xem đĩa, hoặc làm những việc mà mình thích.
i) Giữ gìn sức khỏe, ăn uống điều độ.
Mangan giúp kiểm soát sự thay đổi tâm trạng, giảm đau đầu, trầm cảm và kích thích. Phụ nữ bị các triệu chứng trầm cảm sau sinh trầm trọng nên dùng chất bổ sung mangan. Nhu cầu về Mangan của cơ thể: Ở người lớn (nặng 70kg), cơ thể cần mỗi ngày từ 6 – 8 mg Mangan và có thể được cung cấp đầy đủ bằng các thức ăn, chủ yếu là các thực phẩm thực vật như lúa, gạo, đậu, rau, quả, chè (trà)…
Nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu magiê liên quan đến nhiều vấn đề bao gồm mất ngủ, trầm cảm, thèm ăn và mệt mỏi. Magie có trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là rau lá xanh. Để giúp tăng nồng độ magie, bạn cần tăng dung nạp lượng magie hàng ngày thông qua thực phẩm. Nguồn magie dồi dào đến từ nhiều nguồn thực phẩm từ thực vật khác nhau và bạn có thể kết hợp vào các công thức nấu ăn hàng ngày.
Vitamin B6 (pyridoxine): Loại vitamin này hỗ trợ sản sinh các axít amin hình thành các protein và một số loại hormon. Nó cần thiết cho việc sản xuất serotonin, melatonin và dopamin. Vitamin B6 rất giàu trong các thực phẩm thông dụng như thịt, cá, trái cây,…
Vitamin B12: Vì vitamin B12 cần thiết cho sự tạo thành tế bào hồng cầu nên thiếu hụt nó dẫn tới thiếu máu cũng như nhiều triệu chứng tâm thần và thần kinh khác. Những thực phẩm giàu vitamin B12 là trứng sữa, hạt điều, nội tạng động vật, các loại rau xanh,….
Vitamin C: Những thiếu hụt không biểu hiện trên lâm sàng có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm đòi hỏi việc sử dụng các chế phẩm bổ sung. Bổ sung là đặc biệt quan trọng nếu bạn từng phẫu thuật hoặc bị viêm. Stress, mang thai và cho con bú cũng làm tăng nhu cầu vitamin C của cơ thể, trong khi aspirin, tetracyclin và thuốc tránh thai có thể làm cạn kiệt nguồn vitamin C của cơ thể. Vitamin C dễ được tìm thấy trong các loại trái cây như họ cam quýt, dưa leo, tớt chuông, cà rốt.
Sữa dành cho bà bầu là sản phẩm tốt nhất để bà bầu giảm được trầm cảm sau sinh bằng thực phẩm. Các loại sữa bà bầu tốt nhất tự tin mang đến cho mẹ bầu những khoáng chất và vitamin nêu trên để chống lại trầm cảm thai kỳ. Đồng thời, sữa còn tiếp thêm cho mẹ năng lượng và hỗ trợ hệ miễn dịch để mẹ bầu nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh để nhanh chóng chăm sóc bé tốt nhất.
Vinamilk tự hào là thương hiệu uy tín và có kinh nghiệm lâu năm trong việc nghiên cứu và sản phẩm chăm sóc dinh dưỡng cho người dân Việt Nam. Với hơn 40 năm nghiên cứu và sản xuất, sữa dành cho bà bầu tốt nhất nhờ có công thực phù hợp với cơ thể và hệ tiêu hóa của mẹ bầu Việt Nam. Các sản phẩm sữa bầu từ Vinamilk luôn cố găng giải quyết các vấn đề phụ nữ thường gặp trong thai kỳ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ dinh dưỡng đến hương vị.
Sữa dành cho bà bầu tốt nhất là những loại nào? Mẹ hãy khám phá ngay tại https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/tag/sua-tot-danh-cho-ba-bau
Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…
Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…
Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…
Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…
Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…
Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…