Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta đều trả lời là sữa mẹ, bởi trong sữa mẹ có chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yêu giúp trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp không nên cho trẻ bú mẹ, những trường hợp nào?
Có thể nói việc cho trẻ bú mẹ trong giai đoạn đầu đời là điều vô cùng cần thiết, nó không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn giúp tăng mối liên kết giữa mẹ và bé. Tuy nhiên không phải trường hợp nào mẹ cũng đủ điều kiện để cho con bú hoàn toàn. Và một trong những lý do mà chúng ta cần quan tâm sẽ được liệt kê dưới đây.
Khi mẹ có bệnh và các triệu chứng như sốt, cảm lạnh phải điều trị bằng thuốc thì không nên cho con bú vào thời điểm đó. Lúc này mẹ có thể cho bé dùng sữa ngoài để bổ sung cho sữa mẹ, nhưng chú ý đảm bảo đúng giờ để bé không bị đói.
Nếu người mẹ đang bị lao phổi và nhất là trong thời kỳ bệnh phát triển, thì không được trông nom, chăm sóc và cho con bú. Bởi nếu mẹ cho con bú lúc này vừa có hại cho sức khỏe của con lại vừa bất lợi cho sức khỏe của bản thân.
Khi mẹ bị mắc bệnh tim, thận, tiểu đường, cần tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và xin lời khuyên của bác sĩ là có nên cho con bú hay không. Thông thường thì mẹ bị mắc các bệnh trên vẫn có thể cho con bú, tuy nhiên phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi thích hơp. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên rằng, khi bị mắc các bệnh trên thì tốt nhất là người mẹ nên rút ngắn thời gian cho con bú mà nên cai sữa sớm cho bé hoặc chuyển sang dùng sữa ngoài.
Khi cho con bú mà bị động kinh thì sẽ làm tổn thương đến con, rất nguy hiểm. Hơn nữa, trong sữa của những người mẹ này có chứa các vị thuốc như Luminal, Vilium, Phenytoin sodium…có thể gây nên những phản ứng không tốt đối với trẻ nhỏ, làm cho trẻ sinh ra các chứng bệnh: thèm ngủ, toàn thân nổi lên những nốt ban đen…
Chất HBsAg có thể thông qua nước sữa, truyền vào cho trẻ, gây bất lợi cho việc khôi phục lại sức khỏe cho người mẹ. Tuỵệt đối mẹ không được hôn hít con và cũng không được mớm cho con ăn bởi vì sẽ truyền bệnh cho con.
Người mẹ bị nhiễm HIV không nên cho con bú bởi vì có thể truyền bệnh sang cho con. Với trường hợp này tốt nhất mẹ nên cho con dùng sữa công thức để thay thế sữa mẹ. Theo các chuyên gia, hiện nay thức ăn thay thế sữa mẹ hiệu quả là sữa bột; không được thay thế sữa mẹ bằng nước hoa quả, nước đường hoặc cháo hay bột. Cho trẻ ăn hoàn toàn bằng sữa thay thế là một biện pháp có hiệu quả làm giảm nguy cơ nhiễm HIV cho con khi người mẹ nhiễm HIV. Để loại bỏ nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con các mẹ cần tuân thủ tuyệt đối điều này.
Với những trường hợp người mẹ có dấu hiệu bị viêm núm vú hoặc đầu vú có dấu hiệu bị loét… thì không nên cho con bú. Bởi việc bú của trẻ có thể làm vết lỡ càng khó lành và gây mất vệ sinh cũng như không an toàn cho trẻ.
Trường hợp mẹ đang điều trị i-ốt phóng xạ thì không nên cho con bú bởi rất có thể i-ốt sẽ nhiễm vào sữa gây tổn hại tới chức năng tuyến giáp của bé. Tốt nhất, sau khi đã điều trị xong, người mẹ đi kiểm tra mức độ chất phóng xạ có trong sữa mẹ, để xem mức độ đó có gây ảnh hưởng tới bé không, nếu an toàn thì mới tiếp tục cho con bú.
Nếu mẹ có tiếp xúc với các hóa chất và thuốc trừ sâu và cho con bú liên thì bé có thể bị ngộ độc khi bú phải sữa mẹ có nhiễm những chất trên. Vì vậy, khi cho con bú thì tốt nhất người mẹ không nên tiếp xúc với những hoạt chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… và tránh xa môi trường độc hại.
Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic, sữa có chứa axit lactic sẽ bị chua và khiến bé chán ăn. Theo các xét nghiệm thì nhìn chung, ở chế độ luyện tập vừa phải, cơ thể vẫn sản sinh ra loại axit này. Do đó, người mẹ khi đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh, và nghỉ ngơi sau khi tập thể dục rồi mới cho con ăn.
Sữa mẹ hay sữa công thức đều là nguồn thức ăn chính của trẻ trong thời kỳ vừa được sinh ra. Tuy mỗi loại sữa có những công thức và công dụng khác nhau nhưng mục đích cuối cùng đều mong muốn cung cấp cho con đầy đủ dưỡng chất nhất.
Sữa mẹ là vẫn luôn được xem nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, giúp tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp bé thích nghi với môi trường mới, ổn định hệ tiêu hóa còn non yêu của bé, chống lại các vi khuẩn trong môi trường mới.
Sữa bột góp phần bổ sung cho sữa mẹ khi sữa mẹ không đủ hoặc vì những lý do trên. Tuy sữa công thức không có những ưu điểm tuyệt vời như sữa mẹ nhưng hiện nay các sản phẩm sữa đều được tập trung công thức sao cho giống với sữa mẹ nhất để có thể phù hợp với trẻ. Ngoài ra sữa công thức cũng có thể cung cấp thêm những dưỡng chất khác mà mẹ không thể dung nạp trong bữa ăn của mình.
Đến nay vẫn chưa có lời khuyên nào cho rằng nên chọn sữa công thức trong việc chăm sóc trẻ bình thường. Sữa công thức chỉ được dùng để bổ sung sữa cho trẻ sơ sinh trong những trường hợp đã nêu ở trên và đối với những trẻ lớn nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Vì vậy mẹ đừng hoang mang loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh cũng như so sánh nhiều về sữa mẹ và sữa công thức. Tùy vào hoàn cảnh cũng như điều kiện của mỗi người mà chúng ta sẽ có những lựa chọn phù hợp nhất. Và mục đích cuối cùng cũng là mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con.
Với những mẹ không đủ sữa thì làm thế nào để bổ sung thêm sữa ngoài cho con và làm sao để biết trẻ cần dùng thêm sữa ngoài?
Để dễ dàng nhận biết tình trạng của bé trong quá trình phát triển có bình thường hay không thì khi đi khám sức khỏe, mẹ cha cần hỏi bác sĩ về tình trạng phát triển của con. Nếu bé có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng hoặc bất kỳ sự bất thường nào dù vẫn được bú mẹ hoàn toàn thì bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên dùng thêm sữa ngoài cho con. Ngoài ra các mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau để nhận biết sớm nhất và có hướng giải quyết kịp thời cho con.
* Trung bình trong 5 ngày đầu tiên, cân nặng của bé sẽ giảm đi khoảng 10% so với lúc mới sinh. Từ ngày thứ 6 trở đi thì trẻ tăng nhanh, mỗi ngày có thể tăng khoảng 40g và trong khoảng 2 tuần trẻ sẽ đạt lại cân nặng như lúc mới sinh
Nếu để ý kỹ từng giai đoạn phát triển của trẻ cùng với sự tư vấn của bác sĩ, mẹ sẽ biết được con mình có phát triển bình thường hay không cũng như có phương án bổ sung dinh dưỡng kịp thời.
Đúng là không có loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh như sữa mẹ nhưng chúng ta cũng thấy có những trường hợp bắt buộc khiên mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Với những trường hợp này thì lựa chọn tốt nhất chính là bổ sung sữa công thức cho trẻ.
>>>>>>> Xem thêm: Sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh: Sữa mẹ hay sữa bột công thức?
Tuyến sữa mẹ hoạt động theo nguyên lý có cầu có cung, tức là nếu trẻ bú nhiều thì lượng sữa sẽ tiết ra nhiều. Vì vậy nếu bé bú sữa ngoài nhiều hơn bú mẹ thì ngực mẹ sẽ sản xuất ra ít sữa hơn, và liên tục như thế nếu bé bú mẹ càng ít thì lượng sữa tiết ra ít đi dần dần sẽ bị tắc sữa. Bí quyết để giữ cho lượng sữa mẹ luôn dồi dào ngay cả khi bé bú sữa công thức, mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để kích sữa và cấp đông sữa mẹ lại để cho bé bú lần sau.
Trẻ sơ sinh từ khi mới sinh đã bắt đầu bú mẹ nên chắc hẳn sẽ thích ti mẹ hơn nên sẽ gây khó khăn trong việc làm quen với núm cao su trừ những trường hợp đặc biệt mẹ không thể cho bú thì bé sẽ dễ làm quen hơn.
Nếu trẻ đã quen hơi mẹ sẽ càng phản kháng hơn khi mẹ cho bé bú bình, vì bé ngửi thấy mùi của mẹ nên những ngày đầu mẹ nên để cho người khác cho bé bú bình trong những lần đầu.
Khi bắt đầu cho bé bú bình mẹ có thể cho một ít sữa mẹ vào bình để bé làm quen với việc bú bình, sau đó mới dần dần thay bằng sữa bột cho bé để tránh việc thay đổi đột ngột. Mẹ nên nhớ khi pha sữa lần đầu cho bé nên pha ít sữa để tránh lãng phí vì bé có thể không chịu bú.
Nếu bé không chịu bú bình mẹ có thể ẵm bé trên tay, vỗ về, nói chuyện với bé rồi từ từ đút bình sữa vào miệng bé.
Giữ cho sữa luôn ấm để bé dễ uống hơn.
Không nên ép bé uống hết ngay mà có thể cho bé nghỉ một lúc, hâm nóng sữa bằng cách bỏ sữa vào chậu nước ấm để tiếp tục đút cho bé.
Như đã giải thích ở trên, khi bé bú bình càng nhiều thì sẽ càng ngại bú mẹ hơn vì sữa trong bình chảy ra nhanh hơn còn sữa mẹ phải mút mạnh mới chảy ra.
Vì sữa bột khó tiêu hơn sữa mẹ nên khi trẻ bú sữa công thức thì số lần đại tiện cũng giảm đi, và bé sẽ no lâu hơn, ít đòi ăn hơn.
Trẻ bú kết hợp giữa sữa bột và sữa mẹ hoặc sữa bột hoàn toàn thì phân sẽ cứng hơn, màu đậm hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu về những thông tin quan trọng liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ và sữa bột cũng như giải thích loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con nhỏ.
Chúc mẹ và bé luôn vui vẻ và khỏe mạnh!
Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…
Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…
Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…
Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…
Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…
Cho con bú sữa mẹ cũng có nghĩa là bạn cung cấp cho bé nguồn…