Các loại trà nói chung đều chứa caffein nên thai phụ phải thật cẩn thận với liều lượng và cách thức sử dụng.
Trà không chứa thảo mộc bao gồm trà đen, trà xanh và trà ô long.
Những loại trà này có những đặc điểm chung như sau:
– Nguyên liệu chính từ lá chè tươi.
– Ba loại trà này chứa lượng lớn caffein và chất chống oxy hóa. Hàm lượng caffein tùy thuộc từng công thức chế biến và sản xuất trà riêng biệt. Thông thường, nếu thời gian lên men lá chè xanh càng lâu thì lượng caffein chứa trong trà càng nhiều. Thậm chí, kể cả những loại trà được giới thiệu là được lọc bỏ caffein thì chúng vẫn chứa một lượng nhỏ caffein tự nhiên.
– Trà xanh có mùi vị đặc trưng hơn so với trà đen hay trà ô long. Trà xanh cũng có lượng caffein thấp hơn nhưng điểu này không có nghĩa là bạn có thể uống trà xanh trong giai đoạn mang thai.
– Mặc dù 3 loại trà kể trên có tác dụng chống oxy hóa cho cơ thể nhưng chúng vẫn chứa rất nhiều caffein – chất được khuyến cáo không nên dùng nhiều khi mang thai.
Một tách trà bình thường có thể chứa khoáng 40 – 50mg caffein. Với những loại trà được giới thiệu là đã lọc caffein thì lượng caffein trong một tách trà loại này vào khoảng 4mg.
– Chất caffein có khả năng đi qua nhau thai, ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó, bạn nên kiểm soát việc uống trà ở mức tối thiểu. Các bác sỹ khuyên rằng, thai phụ càng tiêu thụ ít caffein thì càng an toàn cho sức khỏe bản thân và em bé.
– Một số nghiên cứu chứng minh rằng, trà xanh có liên quan đến lượng acid folic trong cơ thể thai phụ. Trà xanh làm giảm khả năng hấp thụ và chuyển hóa acid folic – một chất rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh của thai nhi.
– Trà xanh, trà đen, trà ô long hoặc bất kỳ loại trà khác đều làm cho việc hấp thụ sắt từ thực phẩm kém đi. Vì vậy, uống nhiều trà sẽ liên quan đến nguy cơ thiếu sắt trong giai đoạn mang thai.
Cuối cùng, các bác sỹ khuyến cáo thai phụ không nhất thiết phải tránh uống trà mà chỉ đơn giản là sử dụng hợp lý các loại trà hằng ngày. Bạn không nên uống nhiều hơn 2 – 3 tách trà mỗi ngày đâu đấy!
Trà thảo mộc cũng được chế biến từ lá chè xanh tự nhiên nên chúng chứa nhiều caffein. Một số trà thảo mộc có lợi cho quá trình mang thai và giúp làm giảm một số triệu chứng khó chịu của thai nghén như:
– Trà bạc hà: Giúp bạn kiểm soát cơn nghén, đặc biệt là cơn nghén buổi sáng. Ngoài ra, trà bạc hà cũng rất hữu ích cho nhóm thai phụ bị ợ nóng, đầy hơi.
– Trà tinh dầu chanh: Kích thích hệ thần kinh, giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng và chữa chứng mất ngủ hiệu quả.
– Trà gừng: Uống với số lượng nhỏ vào buổi sáng có thể giúp bạn giảm buồn nôn. Tuy nhiên, hoạt chất gingerol trong gừng có thể gây mỏng mạch máu nên dùng lâu sẽ không có lợi cho thai phụ.
– Trà hoa cúc: Chứa nhiều canxi và magiê, có tác dụng chữa mất ngủ và giảm thiếu tình trạng sưng phù.
– Trà bồ công anh: Dồi dào vitamin A, canxi và sắt. Trà được bào chế từ lá và rễ cây bồ công anh đều có tác dụng tốt với chứng phù nề của thai phụ.
– Trà lá mâm xôi đỏ: Nghiên cứu cho thấy, nếu tiêu thụ một lượng trà lá mâm xôi đỏ trong thời gian mang thai có tác dụng ngăn ngừa chuyển dạ sớm và giảm thiểu những cơn đau trong quá trình chuyển dạ.
Chúc các mẹ bầu xây dựng được cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp và đảm bảo phát triển tốt nhất cho bé yêu.
Tham khảo thêm một số bài viết trau dồi kiến thức dinh dưỡng thai sản:
Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…
Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…
Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…
Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…
Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…
Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…