Categories: Nuôi Con Tốt

Tình trạng thiếu hụt vitamin ở trẻ nhỏ

Tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ thường do rất nhiều lý do, thay vào đó là những thức ăn vặt và dần hình thành thói quen ăn uống không đúng giờ giấc, việc này dẫn đến việc trẻ thiếu vitamin và về sau này sẽ làm giảm sức đề kháng của trẻ.

Trẻ kén ăn vì sao lại dễ bị thiếu hụt vitamin?

Một số trẻ rất hay ăn vặt, nhưng ba bữa chính thì ăn rất kém. Có những cha mẹ không coi trọng bữa sáng, chỉ để cho trẻ ăn qua loa rồi đưa đến trường hay nhà trẻ. Như vậy sẽ không đáp ứng được năng lượng và dinh dưỡng cho nhu cầu sinh hoạt bình thường hay sự phát triển cơ thể của trẻ. Khảnh ăn hay kén ăn hiện nay là bệnh phổ biến thường gặp ở nhiều trẻ. Nếu bệnh kéo dài sẽ gây thiếu vitamin, hệ miễn dịch của trẻ bị phá hỏng và dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm.

Dinh dưỡng cho trẻ cần 6 loại: Vitamin, protein, chất béo, các loại đường, khoáng chất và nước. Những thức ăn thường ngày sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau cho trẻ. Nếu trẻ không thích ăn đồ tanh thì trẻ sẽ bị thiếu vitamin, protein và chất béo; nếu trẻ không thích ăn rau và hoa quả cơ thể sẽ bị thiếu vitamin.

Mặc dù mức độ trẻ khảnh ăn hay kén ăn không giống nhau, thiếu các chất khác nhau nhưng chúng đều bị thiếu vitamin. Vitamin là đầu mối của cả hệ thống dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng khác phải có sự tham gia của vitamin mới có thể chuyển hoá thành chất cần cho cơ thể.

Vitamin có rất nhiều loại, có tới 13 loại vitamin, các vitamin khác nhau thì ở trong các loại động thực vật khác nhau. Tính theo bảng thành phần thức ăn trẻ mỗi ngày phải ăn khoảng 3kg gồm ngũ cốc, sữa, thức ăn từ động vật, rau và hoa quả. Như vậy mới đảm bảo đủ nhu cầu vitamin một ngày cho trẻ.

Như vậy, ngoài việc giảm nguyên nhân thiếu vitamin từ thức ăn bằng cách cho trẻ ăn bổ sung hợp lí, còn phải cho trẻ các thức ăn giàu vitamin, để bảo đảm đủ vitamin cho trẻ, để trẻ có thể phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.

Làm thế nào để hình thành cho trẻ thói quen ăn uống tốt?

1. Quy định giờ ăn, lượng ăn, không khảnh ăn, không ăn vặt.

2. Trước khi ăn phải rửa tay. Sau khi ăn phải đánh răng xúc miệng.

3. Không tuỳ tiện bỏ thức ăn vào miệng. Không ăn những thứ bị rơi xuống đất.

4. Không ăn thức ăn không sạch.

5. Biết giữ gìn thức ăn, không lãng phí, phải có thái độ vui vẻ và cảm ơn khi nhận thức ăn.

6. Khi ăn phải nhai kĩ, không nên vừa ăn vừa nói.

7. Tạo không khí vui vẻ khi ăn. Sau khi ăn không hoạt động mạnh.

8. Không nên vừa ăn vừa chơi hoặc vừa xem phim.

9. Thời gian ăn không quá 30 phút.

Thói quen kén ăn sẽ dần dần là tác hại lớn cho sự phát triển của trẻ sau này, một số lượng lớn trẻ em trên thế giới chủ yếu tại Việt Nam đã có thói quen kén ăn từ nhỏ nên hãy cho trẻ ăn uống một cách hợp lý và tìm hiểu cách chế biến món ăn dặm kích thích vị giác của bé yêu nhé!

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tìm hiểu các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp hỗ trợ sức khỏe của mẹ và bé

Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…

7 months ago

Bí quyết chọn bỉm dùng ban đêm cho bé để có giấc ngủ ngon và khô ráo

Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…

7 months ago

Cách trị đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…

5 years ago

Sữa cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…

5 years ago

Review các dòng sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh năm 2018

Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…

5 years ago

Sữa mẹ tốt nhất khi nào và những trường hợp nào không nên dùng sữa mẹ?

Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…

5 years ago