Categories: Dinh Dưỡng

Bạn biết gì về nôn ói ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị nôn trớ và sốt là một hiện tượng phổ biến thường gặp, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng này. Nhận biết và phân loại các trường hợp có thể xảy ra sẽ giúp bạn có cách xử trí hợp lý.

1. Trẻ bị nôn trớ nhiều lần

Nôn trớ xảy ra là khi trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, núm bình sữa quá to dễ gây nuốt khí hoặc không dung nạp được thức ăn hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó.

Stress cũng có thể gây nôn trớ, cụ thể là khi trẻ bị ép ăn hoặc tâm lý lây lan do căng thẳng không khí gia đình. Trẻ vẫn có sức khỏe bình thường thì bạn không cần quá lo lắng, chỉ cần điều chỉnh lại thức ăn và cách cho ăn sao cho phù hợp.

Nếu trẻ bị nôn trớ nhiều lần, nôn trớ liên tục thì có thể là dấu hiệu của chứng hẹp môn vị (giữa dạ dày và ruột non). Tiểu phẫu sẽ được thực hiện và trẻ có thể xuất viện sau 2 ngày.

2. Trẻ bị nôn trớ và sốt nhẹ, kèm theo tiêu chảy

Trường hợp này trẻ có thể mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như: nhiễm khuẩn đường ruột, viêm dạ dày do vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng hoặc ngộ độc thức ăn nhẹ.

Các triệu chứng thường chỉ kéo dài 1-2 ngày với trẻ lớn và 1 tuần với trẻ nhỏ.

Cách xử trí: đợi sau khi trẻ nôn trớ một lúc mới cho trẻ bú tiếp, ăn tiếp. Ngăn ngừa tình trạng mất nước bằng cách cho trẻ bú sữa (với trẻ sơ sinh) và uống nước trái cây. Thay đổi loại thức ăn. Chia nhỏ bữa ăn, thức ăn nên được làm mềm để dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn.

Nếu bị tiêu chảy trong vòng 12 giờ hoặc cho thấy dấu hiệu của sự mất nước: lưỡi hoặc môi khô; đi tiểu ít hoặc bị lõm trên đỉnh đầu; bạn nên đưa bé đi khám.

3. Trẻ bị nôn mửa và phát ban

Nguyên nhân thường gặp là do dị ứng. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: sữa, đậu phộng, sô cô la,…Phát ban có thể xuất hiện ở miệng, cổ, đầu gối, khuỷu tay,…

Nếu triệu chứng nhẹ, bạn chỉ cần thay đổi lại thực đơn ăn uống của trẻ.

Nếu thấy trẻ khó thở, sưng miệng hoặc cổ họng thì bạn gọi cấp cứu ngay lập tức.

Để phòng ngừa, bạn nên cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng, uống sữa bò sau 12 tháng. Khi cho trẻ ăn món mới, bạn nên cho trẻ ăn thử một ít, xem phản ứng rồi mới cho ăn tiếp.

4. Trẻ bị nôn ra máu

Nguyên nhân thường gặp là lỗi trong dạ dày, một mạch máu bị hỏng. Trường hợp hiếm gặp là có một vết loét dạ dày do vi khuẩn hoặc thuốc chống viêm (aspirin, aspirinlike).

Khi thấy dấu hiệu này, bạn nên cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời. Phòng tránh bằng cách: chú ý những vật nhỏ mà bé dễ cầm và nuốt. Không dùng aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên.

5. Trẻ nôn ra dịch vàng, xanh

Trường hợp này là trẻ đã nôn mửa ra mật (tiết từ gan), gây ra bởi một sự tắc nghẽn đường tiêu hóa thường là do một dị tật bẩm sinh: một sự tắc nghẽn phân su hoặc xoắn ruột.

Trẻ bị tật này thường được phát hiện sớm trong những tháng đầu tiên nhưng có thể mãi đến khi đi học mới phát triển và gây hậu quả nghiêm trọng. Bạn nên cho bé đi khám sớm, đây là một trường hợp khẩn cấp. Phẫu thuật là cách giải quyết thường gặp và hiệu quả.

6. Trẻ bị nôn tái phát không rõ nguyên nhân

Đây là hội chứng nôn theo chu kì do rối loạn đường ruột (thường liên quan đến chứng đau nửa đầu), khá hiếm gặp thường dễ nhầm lẫn với bệnh dạ dày do vi khuẩn, vi rút.

Trẻ sẽ trải qua một đợt nôn mửa kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Vài tuần hoặc vài tháng sau đó lại bắt đầu chu kì tiếp theo. Nếu như bé nhà bạn có triệu chứng nôn mửa lặp lại theo chu kì nhất định, bạn nên tham khảo ý kiến cho trẻ dùng thuốc để giảm các cơn đau. Bệnh này thường không thể chữa được mà chỉ có thể giảm và kiểm soát các triệu chứng.

7. Trẻ bị nôn trớ và sốt, kèm theo nhức đầu nặng

Nguyên nhân: nguy cơ có thể xảy ra là viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng não rất nghiêm trọng.

Với trẻ sơ sinh, biểu hiện khác có thể là quấy khóc, la hét. Với trẻ lớn, thường kèo theo cứng cổ, đau đầu, choáng váng, mất phương hướng và dễ bị kích động.

Trường hợp này bắt buộc phải được điều trị trong bệnh viện vì những biến chứng nguy hiểm và không thể tự điều trị tại nhà. Phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm phòng, cụ thể là vắc xin Haemophilus influenzae b (Hib).

8. Trẻ nôn mửa và đau bụng dữ dội

Đau bụng nhẹ có thể do đầy bụng, nhiễm khuẩn nhưng nếu đau bụng dữ dội thì rất có thể trẻ bị viêm ruột thừa.

Biểu hiện cụ thể là nôn mửa trong vài giờ, đau dạ dày, đặc biệt là xung quanh rốn hoặc ở phía dưới bên phải của bụng.

Trẻ cần được cấp cứu ngay lập tức để phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.

Theo như các số liệu thống kê cho thấy, có 40% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng nôn trớ, ọc sữa sau khi bú trong ba tháng đầu đời, từ 5-6% trong số đó kéo dài đến tháng thứ 12 và giảm dần khi trẻ tròn 1 tuổi. Phần lớn, triệu chứng trên chỉ xuất hiện một vài lần trong ngày và chúng ta nghĩ đó chỉ là biểu hiện thông thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bởi vì hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nôn trớ, ọc sữa xảy ra thường xuyên thì các mẹ nên đặc biệt lưu ý vì trẻ có thể đã mắc phải bệnh lý trào ngược dạ dày.

9. Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày

Đối tượng là trẻ nhỏ thì nguyên nhân gây bệnh được xác định là do 3 yếu tố chính như:

– Dạ dày chưa sẵn sàng để thực hiện đúng chức năng

– Thực quản kết nối miệng và dạ dày của trẻ có một van điều khiển bởi cơ vòng thực quản dưới. Khi bé bú, cơ này mở ra cho phép sữa đi qua, sau đó đóng lại để giữ sữa trong dạ dày. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cơ vòng của thực quản vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chính sự chưa hoàn thiện này khiến cho sữa và acid có thể trào ngược lên thực quản khiến cho trẻ khó chịu và quấy khóc.

– Hệ tiêu hóa còn non nớt

Theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi (bộ môn Dinh dưỡng trường Đại học Y dược Phạm Ngọc Thạch), trong những tháng đầu đời thì men lactase trong hệ tiêu hóa của bé hoạt động ở ngưỡng 70%, men enterokinase là 25% và men pepsin là 50% (khi trẻ 7 tháng tuổi). Những con số trên cho thấy rằng hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn đầu còn rất nhạy cảm và sự hấp thu dưỡng chất có trong sữa rất hạn chế nên gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.

– Sai lầm của mẹ trong cách chăm sóc trẻ

Phần lớn trẻ bị nôn trớ là do bú quá nhanh và nhiều, vừa mới bú xong thì đặt nằm xuống ngay hoặc trẻ dùng thức ăn không phù hợp nên gây dị ứng. Ban đầu, những sai lầm ấy sẽ gây ra chứng trào ngược dạ dày (trớ sữa sinh lý – GER) tuy nhiên nếu lặp lại trong một thời gian dài thì sẽ dẫn đến bệnh lý trào ngược dạ dày (GERD).

10.Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết trẻ em bị trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày (GRED) rất dễ bị nhầm lẫn với chứng trào ngược dạ dày (GER), vì thế cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến triệu chứng của trẻ. Khi trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày thì sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:

-Quấy khóc

– Sốt cao

– Cáu kính trong và sau khi ăn

– Tiêu chảy kéo dài, phân có lẫn máu

– Ho (đặc biệt là sau khi ăn)

– Trẻ hay cong lưng: theo phản xạ tự nhiên, trẻ hay cong lưng để làm giảm cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.

– Thường xuyên nôn ói

– Dịch nôn có màu xanh hoặc vàng, nếu nặng hơn thì có màu như bã cà phê và lẫn một ít máu.
Thở khò khè hoặc khó thở. Đây là triệu chứng nguy hiểm vì có thể dẫn đến tình trạng tím tái, ngưng thở. Sụt cân, chậm tăng cân. Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ có thể mắc chứng thừa cân, béo phì vì thể tích dạ dày bị giãn ra do tiếp nhận một lượng lớn thức ăn.

Mong rằng với những chia sẻ trên, nhiều phụ huynh sẽ tích lũy được cho mình cẩm nang chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Ngoài ra, ba mẹ có thể xem thêm tại đây để biết nhiêu hơn các thông tin chi tiết.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa

Xem thêm: http://Cách chữ trớ ở tre sơ sinh

Xem thêm: Tại sao trẻ hay trớ

Xme thêm: cách chưa trớ cho trẻ sơ sinh

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tìm hiểu các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp hỗ trợ sức khỏe của mẹ và bé

Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…

7 months ago

Bí quyết chọn bỉm dùng ban đêm cho bé để có giấc ngủ ngon và khô ráo

Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…

7 months ago

Cách trị đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…

5 years ago

Sữa cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…

5 years ago

Review các dòng sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh năm 2018

Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…

5 years ago

Sữa mẹ tốt nhất khi nào và những trường hợp nào không nên dùng sữa mẹ?

Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…

5 years ago