Categories: Nuôi Con Tốt

Cùng xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho mẹ bầu

Phụ nữ sau khi mang thai, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ hoạt động mạnh, nhu cầu các chất dinh dưỡng cũng tăng rõ rệt. Để đảm bảo cho sức khoẻ của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi, trong các giai đoạn mang thai khác nhau cần chú ý cung cấp chất dinh dưỡng và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý.

Thời kỳ đầu (1-3 tháng)

Trong thời gian này, tốc độ phát triển của phôi thai rất chậm, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người mẹ cũng giống như lượng dinh dưỡng cần thiết trước khi mang thai. Phần lớn phụ nữ trong thời kỳ này có phản ứng mang thai khác nhau, phản ứng mang thai thường thay đổi thói quen ăn uống của phụ nữ, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng, do đó cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, phòng tránh hiện tượng cơ thể mẹ thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng, từ đó làm cho thai nhi phát triển không tốt.

Thời kỳ này nên ăn đồ nhạt và dễ tiêu hoá là chính, tránh ăn thực phẩm có nhiều dầu, nên ăn ít và ăn nhiều bữa. Để có thể đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, trong thực đơn nên chọn các thực phẩm có hàm lượng protein cao như sữa, trứng, thịt gia cầm, cá,…

Khi vị giác khác thường, có thể bổ sung thêm lượng vitamin B1, vitamin B2. Trong thời kỳ đầu cũng không nên ăn quá ít, mỗi ngày phải hấp thụ trên 150g cacbon hyđrat, để tránh do đói và gây tích trữ axêtôn trong máu, có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển vỏ não của thai nhi. Mặt khác, lượng protein hấp thụ mỗi ngày phải trên 40g, tương đương- với 200g lương thực cộng 2 quả trứng gà và 50g thịt nạc, mối có thể duy trì nhu cầu thấp nhất của cơ thể người mẹ. Rau xanh, hoa quả là thực phẩm có tính kiềm, cũng rất quan trọng, đặc biệt người có triệu chứng nôn mửa nặng nên ăn nhiều. Ngoài ra, về lĩnh vực chế biến thực phẩm, có thể dùng rau vị chua hoặc mát để kích thích sự thèm ăn.

Thời kỳ giữa (4 – 7 tháng)

Lúc này phản ứng mang thai phần lớn mất hẳn, thèm ăn. Thời kỳ này tốc độ phát triển của thai nhi rất nhanh,vì vậy việc cung cấp chất dinh dưỡng là rất quan trọng. Nên ăn nhiều loại thực phẩm, phải đảm bảo cung cấp nhiệt lượng đầy đủ, hấp thụ đủ các thực phẩm ngũ cốc, điều đáng nói là: trong thực phẩm thuộc họ ngũ cốc, ngoài gạo và bột mì, còn phải chọn thêm một số lương thực phụ, như kê, ngô, lúa mạch,… vì hàm lượng chất dinh dưỡng như nhóm vitamin B và axít amin trong lương thực phụ rất phong phú. Bữa ăn hàng ngày cần 400 – 450g lương thực, 50g chế phẩm từ đậu, 100 – 150g thịt, gia cầm, trứng, cá,…

Thường xuyên hấp thụ gan và tiết động vật, mỗi tuần 1 – 2 lần, mỗi lần 50 – 100g; 50g rau xanh và hoa quả, trong đó trên 50% là rau có màu; 220ml sữa bò hoặc sữa đậu nành; khoảng 20g dầu thực vật,… Ngoài ra còn có thể thường xuyên ăn các thực phẩm có hàm lượng canxi và iốt phong phú, như tôm khô, tảo biển,…

Thời kỳ cuối (8-10 tháng)

Chức năng trao đổi chất trong cơ thể tăng tối đỉnh điểm, thai nhi phát triển nhanh nhất, một nửa thể trọng của thai nhi là tăng trong thời kỳ này, vả lại lúc này dinh dưỡng cần tích trữ trong cơ thể của thai nhi là nhiều nhất. Chế độ ăn uống lúc này cần tăng 150 – 200g protein có giá trị sinh lý cao, như gia cầm, cá, trứng, thịt, sữa bò, sữa đậu nành,… Mỗi ngày cần cung cấp 400 – 450g thực phẩm họ ngũ cốc; Mỗi tuần ăn gan hoặc tiết động vật 2 lần, người có điều kiện thì tăng lượng sữa bò hoặc sữa đậu nành lên 440ml, các thành phần khác tương tự như kỳ giữa.

Do thai nhi to, tử cung to, phụ nữ mang thai thường có cảm giác khó chịu dạ dày hoặc đầy bụng, vì vậy có thể ăn ít và chia làm nhiều bữa. Phụ nữ mang thai kèm theo triệu chứng phù thì phải điều chỉnh lượng muối hấp thụ.

Như vậy qua những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết, mẹ bầu đã có thể an tâm xây dựng cho riêng mình một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp nhất với nhu cầu của cơ thể. Bên cạnh đó, chúng tôi không quên lời khuyên đến các mẹ bầu vì một số lý do dẫn đến việc kén ăn, ăn không ngon miệng hoặc quá bận rộn đầu tư cho việc ăn uống…thì có thể sử dụng bổ sung sữa bầu trong thời gian thai kỳ. Bởi hiện nay các dòng sữa dành cho phụ nữ mang thai đều được nghiên cứu và ra đời với thành phần dưỡng chất cần thiết tối ưu cho sức khỏe người mẹ cũng như thai nhi.

Các mẹ bầu hãy tham khảo thêm thông tin về việc uống sữa bầu tại các bài viết phía dưới để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

– Khi nào nên uống sữa bầu?: http://bit.ly/2BeteTP

– Sữa nào tốt dành cho bà bầu? : http://bit.ly/2iIZOFr

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tìm hiểu các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp hỗ trợ sức khỏe của mẹ và bé

Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…

1 year ago

Bí quyết chọn bỉm dùng ban đêm cho bé để có giấc ngủ ngon và khô ráo

Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…

1 year ago

Cách trị đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…

6 years ago

Sữa cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…

6 years ago

Review các dòng sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh năm 2018

Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…

6 years ago

Sữa mẹ tốt nhất khi nào và những trường hợp nào không nên dùng sữa mẹ?

Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…

6 years ago