Categories: Nuôi Con Tốt

Làm thế nào để sửa tính khảnh ăn và chán ăn của bé?

Mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm ăn uống khác nhau. Tùy vào đặc điểm này mà mẹ có những thay đổi trong chế độ ăn dành riêng cho bé.

Có hai đặc điểm mà đa số các bậc cha mẹ đều gặp ở trẻ đó là khảnh ăn và chán ăn. Vậy khảnh ăn và chán ăn khác nhau như thế nào? Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về hai đặc điểm này nhé!

1. Thế nào là khảnh ăn và chán ăn?

Khảnh ăn hay còn gọi là kén ăn, tức là chỉ thích ăn một số loại thức ăn nhất định, không chịu ăn một số loại thức ăn khác. Điều này gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất hoặc thừa chất và các bệnh liên quan khác. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể là do cha mẹ không có đủ kiến thức về dinh dưỡng, không biết làm cách nào để cân bằng chế độ ăn, hoặc bé bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống của cha mẹ, nếu cha mẹ không thích ăn thức ăn này bé cũng sẽ có xu hướng không thích ăn thức ăn đó. Ngoài ra, khảnh ăn còn do trong cơ thể bé thiếu chất dinh dưỡng như thiếu kẽm làm giảm dần chức năng vị giác, ăn thức ăn không còn mùi vị; thiếu sắt gây viêm khoang miệng, viêm đầu lưỡi, cảm giác thèm ăn giảm, rối loạn tiêu hóa; thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B làm rối loạn hệ tiêu hóa của bé.

Chán ăn là cảm giác không muốn ăn, cảm giác thèm ăn kém, thức ăn chưa vào miệng đã thấy đầy bụng. Nguyên nhân khiến trẻ chán ăn có thể là do bố mẹ ép trẻ ăn, môi trường ăn không tốt, làm giảm ham muốn ăn của trẻ; hoặc do thức ăn quá đơn điệu, nhàm chán, lặp đi lặp lại khiến trẻ thấy ngán và không muốn ăn. Bên cạnh đó thì việc xây dựng một thói quen ăn uống không tốt cho bé hay bé mắc một số bệnh về tiêu hóa cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự ngon miệng của bé.

2. Làm thế nào để sửa tính khảnh ăn và chán ăn của bé?

Khi phát hiện bé có tính khảnh ăn, đầu tiên bạn phải hạn chế cho bé ăn những món bé thích. Sau đó cố gắng chế biến những món ăn mà bé không thích, bắt đầu thay đổi từ màu sắc, hương vị và cho bé dùng. Khi sửa thói quen khảnh ăn và chán ăn của bé cần chú ý lúc bé ăn cơm không được phê phán tính khảnh ăn của bé mà nên gắp thức ăn vào bát cho bé. Đối với một số trường hợp bé khảnh ăn cần chú ý quan sát và phân tích. Nếu như trong cùng một loại thức ăn trẻ không thích ăn một món mà lại thích ăn những món khác thì trường hợp này trẻ ăn những thứ mình thích cũng đã đủ chất dinh dưỡng rồi. Nếu trẻ không có dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng thì mẹ không cần phải ép trẻ ăn những thứ mà người lớn nghĩ rằng trẻ phải ăn. Mặt khác, một số trẻ thiếu các chất như kẽm, sắt sẽ xuất hiện hiện tượng khảnh ăn hoặc ăn không bình thường. Trường hợp này có một số trẻ sẽ không chịu ăn thức ăn bình thường mà lại thích ăn vôi, đất…Lúc này, mẹ cần cho bé uống thuốc bổ sung kẽm, sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ để trẻ dần dần trở lại thói quen ăn uống hằng ngày.

Hiện tượng chán ăn rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không ảnh hưởng gì nhiều đến sự phát triển của trẻ thì mẹ không cần phải lo lắng. Nhưng nếu chán ăn gây ra một số hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng và những bệnh liên quan, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ thì cha mẹ phải đặc biệt chú ý. Đầu tiên, cha mẹ cần xác định rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng chán ăn ở bé, nên đến gặp bác sĩ và kể rõ tình hình của bé để xác định rõ ràng hơn. Nếu trẻ bị bệnh về đường ruột thì nên điều trị càng sớm càng tốt để hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh và cảm giác thèm ăn quay trở lại. Còn nếu nguyên nhân là do chế độ ăn cũng như thói quen ăn uống không tốt của bé thì mẹ nên thay đổi những điều này, hình thành cho bé một thói quen ăn uống khoa học và xây dựng một chế độ ăn đa dạng, nhiều màu sắc, hương vị hấp dẫn để kích thích vị giác và sự thèm ăn của bé. Mẹ có thể tham khảo thêm tại đây một số sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ cho bé biếng ăn và chậm tăng cân để giúp bé phát triển tốt.

Khảnh ăn và chán ăn đều là những đặc điểm quen thuộc và xảy ra hầu hết ở các bé, nhất là những bé trong giai đoạn phát triển. Vì vậy, để đảm bảo bé được phát triển bình thường và khỏe mạnh, mẹ nên có chế độ chăm sóc thật đặc biệt dành cho bé, hãy trang bị cho mình những kiến thức về dinh dưỡng để hỗ trợ thật tốt cho sự phát triển của bé.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tìm hiểu các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp hỗ trợ sức khỏe của mẹ và bé

Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…

7 months ago

Bí quyết chọn bỉm dùng ban đêm cho bé để có giấc ngủ ngon và khô ráo

Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…

7 months ago

Cách trị đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…

5 years ago

Sữa cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…

5 years ago

Review các dòng sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh năm 2018

Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…

5 years ago

Sữa mẹ tốt nhất khi nào và những trường hợp nào không nên dùng sữa mẹ?

Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…

5 years ago