Trầm cảm là triệu chứng có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Để chữa trị bệnh trầm cảm hiệu quả thì mẹ bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh; đặc biệt là nên bổ sung các loại sữa bầu hàng ngày để được cung cấp đủ dưỡng chất, giúp bà bầu mau khỏi bệnh.
Sự thay đổi hocmon trong thai kỳ có thể là nguyên nhân góp phần dẫn đến trầm cảm. Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thai đổi theo chiều hướng mạnh hơn với các vấn đề hay nói cách khác thai phụ nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra.
Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác có thể đóng góp vào sự phát triển của bệnh trầm cảm trong thai kỳ. Có thể bệnh trầm cảm xuất hiện do tâm lý của bà bầu như chưa sãn sàng cho việc mang thai hoặc mang thai ngoài ý muốn; thậm chí do việc mang thai khiến cuộc sống của mẹ trở nên khó khăn hơn từ công việc, tài chính…
Bệnh cũng có thể xuất phát từ sự lo lắng của bà bầu như không biết liệu mình có hoàn thành tốt vai trò của người mẹ, hoặc như cảm thấy sợ hãi khi chuẩn bị cho kỳ sinh nở. Cũng có thể do bà bầu không hài lòng về thai nhi như cân nặng, giới tính… Tất cả những điều trên sẽ khiến bà bầu dễ mắc các bệnh trầm cảm và nếu để lâu dài không chữa trị thì có thể kéo theo nhiều nguy hiểm.
Bên cạnh đó một số yếu tố có thể góp phần dẫn đến trầm cảm tiền sản bao gồm:
Bản thân hoặc gia đình có người đã từng mắc bệnh trầm cảm: Nếu trong gia đình người phụ nữ có người đã từng mắc bệnh trầm cảm hoặc trước thời gian mang thai chính người phụ nữ đó đã từng mắc bệnh trầm cảm thì họ có thể có nhiều khả năng bị trầm cảm.
Mối quan hệ khó khăn: Nếu trong mối quan hệ với chồng, với người thân trong gia đình gặp khó khăn, mâu thuẫn hoặc việc mang thai của người phụ nữ không được sự đồng tình, quan tâm, giúp đỡ của người thân đặc biệt là chồng thì người phụ nữ rất dễ bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai.
Cuộc sống nhiều sự kiện gây căng thẳng: Nếu bà bầu mang thai trong giai đoạn cuộc sống có nhiều biến động hay sự thay đổi thì rất dễ khiến bà bầu bị trầm cảm. Một số trường hợp thường gặp như chuyển nhà, xây nhà, mất mát người thân, mất việc làm, ly hôn…
Vấn đề xảy ra với thai nhi: Một thai kỳ khó khăn cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm như thai nghén xảy ra quá nhiều triệu chứng khó chịu, động thai, thai nhi phát triển chậm…
Vô sinh hoặc sẩy thai trước đó: Nếu bà bầu đã từng có tiền sử sảy thai hoặc khó có con thì việc mang thai sẽ là cột mốc cực kỳ quan trọng, nhưng nó lại mang đến sự lo lắng của bà bầu về thai kỳ.
Những ký ức buồn: Mang thai gây ra những ký ức đau đớn cho thai phụ như ký ức trước đây đã bị lợi dụng tình cảm, lạm dụng tình dục, bị mẹ đẻ của mình bỏ rơi…
Thiếu sự hỗ trợ xã hội: Khi mang thai, phụ nữ cần được hỗ trợ bởi những người xung quanh họ, đặc biệt là khi một người phụ nữ đang đối mặt với những thay đổi do việc lập gia đình mang lại. Xã hội cô lập có thể là nguyên nhân khiến những phụ nữ mang thai rơi vào trạng thái của bệnh trầm cảm.
Tài chính khó khăn: vấn đề tài chính có thể tăng số lượng căng thẳng khi mang thai.
Nghiên cứu chứng minh rằng, mắc trầm cảm khi mang bầu làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và dễ sinh con nhẹ cân, ít gắn bó với con. Ngoài ra, chứng trầm cảm của phụ nữ cũng có thể làm trì hoãn phát triển ngôn ngữ ở bé; làm bé bị rối loạn hành vi, cảm xúc.
Giấu bệnh trong lòng hay chạy trốn nó đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Những bà bầu trầm cảm không được chăm sóc đúng mức có thể tìm đến rượu, thuốc lá, ma tuý, thậm chí họ có thể bỏ thai hoặc tự vẫn.
Các chuyên gia tin rằng có thể tránh được trầm cảm nếu những triệu chứng trầm cảm trước khi sinh được quan tâm điều trị. Và khi đó sức khoẻ thể chất và tinh thần của người mẹ mới không bị đe doạ. Các nghiên cứu cũng cảnh báo tình trạng trầm cảm của mẹ với sự gia tăng của hoóc môn stress sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ trong bụng và làm gia tăng nguy cơ sinh non.
Ngoài ra, trẻ được sinh ra bi một bà mẹ muộn phiền cũng có nguy cơ bị “lây” chứng bất an sau khi ra đời. Trầm cảm khi mang thai còn làm ảnh hưởng đến mối gắn kết mẹ – con, là nguyên nhân dần đến các vấn đề về ứng xử của đứa trẻ thời thơ ấu.
* Tập luyện yoga
Chị em hãy thử tham gia lớp yoga hay thiền khi mang thai. Theo rất nhiều nghiên cứu, yoga rất có lợi giúp giảm rõ rệt các triệu chứng trầm cảm, thúc đẩy sức khỏe cho cả hai mẹ con. Chị em bầu bí không nên tự tập yoga một mình khi chưa có sự hướng dẫn của chuyên gia chuyên nghiệp.
* Đơn giản hóa vấn đề
Chị em đừng nghĩ rằng mình vẫn sẽ tiếp tục làm được mọi việc bình thường như trước khi mang thai. Mẹ luôn ưu tiên bản thân và những việc liên quan đến mình trong danh sách cần làm trước hết. Thay vì làm việc nhà, hãy đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên. Hãy chăm sóc bàn thân nhiều hơn.
* Tâm sự, chia sẻ
Hãy bộc bạch, tâm sự những điều làm chị em sợ hãi và lo lắng với cô bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, chị em có thể tìm gặp. nói chuyện với bác sĩ tâm lý. Quá trình này giúp giải tỏa và tìm ra giải pháp cho những khúc mắc về tinh thần.
* Gắn kết với mọi người xung quanh
Những cảm xúc tiêu cực, muộn phiền dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với đứa trẻ trong bụng. Vậy nên điều quan trọng là chị em tìm được người thân hay người bạn đồng cảm. giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui.
* Thư giãn
Để lấy lại bình tĩnh, chị em bầu nên nghe một bản nhạc cổ điển hàng ngày. Nghỉ ngơi, nghĩ tới những điều lạc quan, tốt đẹp của cuộc sống và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn. Ra ngoài đi dạo, hít thở không khí trong lành cũng giúp chị em lấy lại được sự cân bằng.
* Tạo thói quen ăn uống lành mạnh
Duy trì lối sống khoa học và chia nhiều bừa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con, đồng thời cũng giúp thai phụ cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống.
Xem thêm: Thực đơn dinh dưỡng dành cho bà bầu 03 tháng đầu thai kỳ tại link https://goo.gl/1FduqN
Để chữa trị được bệnh trầm cảm hiệu quả thì bà bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh với những dưỡng chất tốt và cần thiết; từ đó giúp bà bầu luôn khỏe mạnh và có tinh thần thoải mái trong suốt thai kỳ. Để mẹ có thể đảm bảo được nguồn dưỡng chất được hấp thu vào cơ thể thì việc bổ sung các loại sữa bầu là điều quan trọng và không thể thiếu.
Các loại sữa dành cho bà bầu có hệ dưỡng chất phong phú như sắt, chất xơ, chất béo, vitamin và các khoáng chất cần thiết, DHA, Cholin,… giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và hỗ trợ sự hình thành, phát triển của thai nhi.
Hiện nay, sữa dành cho bà bầu còn được bổ sung hệ chất xơ tiêu hóa, giúp tăng cường khả năng hấp thu các dưỡng chất có lợi cho bà bầu; từ đó giúp bà bầu có đủ dưỡng chất cung cấp cho cả mẹ và bé.
Với hàm lượng chất sắt dồi dào có trong sữa, các loại sữa bầu sẽ giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt gây nên. Chất xơ sẽ đóng vai trò hạn chế tình trạng táo bón thường gặp ở mẹ bầu.
Axit Folic là dưỡng chất luôn có trong các loại sữa dành cho phụ nữ mang thai và có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tẩm bẩm sinh ống thần kinh ở thai nhi. Các dưỡng chất thiết yếu khác như DHA, Cholin,… sẽ giúp hỗ trợ hệ thần kinh của thai nhi tốt nhất, giúp bé thông minh ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Canxi và Photpho có trong sữa bầu sẽ giúp tăng cường sự chắc khỏe của hệ xương, giúp bé cao lớn và khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh đó, các loại sữa bầu hiện nay đều có thêm các hương vị thơm ngon như vani, socola, dâu,… giúp bà bầu dễ dàng uống sữa và xua tan cảm giác ngán sữa hiệu quả. Giờ đây, mẹ có thể an tâm uống sữa vàsức khỏe của mình nhờ các loại sữa cho bà bầu có đầy đủ chất dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu.
Mẹ có thể tham khảo các thương hiệu sữa bầu có uy tín về chất lượng hiện nay như Vinamilk, Anmum, Friso,… để lựa chọn được cho mình dòng sữa bầu dinh dưỡng, phù hợp với thể trạng của bà bầu.
Mẹ có thể bắt đầu uống sữa bầu ngay từ khi có ý định mang thai và ngay cả sau khi sinh. Bởi vì 02 giai đoạn này mẹ luôn cần những dưỡng chất dồi dào giúp mẹ luôn khỏe mạnh.
Hy vọng rằng với những lợi ích của các loại sữa bầu thì bà bầu sẽ luôn đảm bảo được sức khỏe tốt nhất; từ đó điều trị được bệnh trầm cảm tận gốc và giúp bà bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh.
Xem thêm: Sữa tốt dành cho bà bầu tại https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/tag/sua-tot-danh-cho-ba-bau
Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…
Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…
Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…
Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…
Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…
Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…