Categories: Sức Khỏe

Những món cơm trộn bé mê tít

Nếu như con bạn đã ngán với món cơm trắng truyền thống đơn điệu, tại sao không thử những món cơm trộn đầy mới lạ, màu sắc và đầy đủ các nhóm dinh dưỡng dưới đây nào.

Cơm cá nục trộn mè

Nguyên liệu:

– Thịt cá nục: 50g

– Cải xanh: 20g

– Cà rốt: 20g

– Cơm nát: 100g

– Mè trắng: 5g

– Muối: 5g

Thực hiện:

Nấu cơm như bình thường, khi gần chín thì lấy ra 1 chén, cho thêm ít nước, cho vào nồi cơm, bật lại, đến lúc chín sẽ có cơm nát.

Cá nấu chín, cắt nhỏ.

Cải xanh, cà rốt luộc mềm, cắt nhỏ.

Tất cả trộn vào cơm cùng với mè, nêm ít muối.

Dinh dưỡng:

Trong cá nục có thành phần chính muối khoáng, nước, protein, lipid, tro can-xi, phốt-pho, sắt, natri, kali, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP, vitamin C.

Cá cũng chứa hàm lượng Omega-3 cao, là một loại dưỡng chất quan trọng góp phần vào phát triển não bộ của trẻ. Không chỉ tốt cho trí não, axit béo omega-3 còn rất nhiều tác dụng cho trẻ: tăng cường hệ miễn dịch; giúp giảm viêm ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, kể cả da; tốt cho phổi, cải thiện bệnh hen suyễn; tốt cho mắt; duy trì độ chắc khỏe cho xương.

Thành phần chủ yếu của hạt mè là chất béo, axit béo bão hòa có trong mè là yếu tố mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao.

Sự kết hợp giữa cá và mè trắng là thức ăn dặm giúp trẻ hấp thu được nhiều giá trị dinh dưỡng và phát triển toàn diện.

Cơm gà trộn đậu hũ non

Nguyên liệu:

– Gà: 50g

– Đậu hũ non: 30g

– Đậu que: 20g

– Cà rốt: 20g

– Nước dùng: 300ml

– Bột năng: 10g

– Cơm nát: 100g

Thực hiện:

Nấu cơm nát nhu ở món Cơm cá nục trộn mè.

Đậu que, cà rốt rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nước dùng nấu mềm.

Gà nạc rửa sạch, cắt hạt lựu, cho gà vào nước dùng nấu mềm, trút nước bột năng vào cho sền sệt là được. Nêm nếm vừa ăn, tắt bếp.

Đậu hũ cắt nhỏ, luộc chín. Cho phần xúp đã nấu xong vào cơm nát, trộn đều lên, để đậu hũ lên trên, cho trẻ ăn.

Dinh dưỡng:

Đậu hũ là nguồn thực phẩm dồi dào protein và can-xi, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Cũng giống như thịt bò hoặc trứng (nguồn thực phẩm giàu protein), các chuyên gia khuyên bạn nên cho trẻ ăn đậu hũ khi trẻ được khoảng 8 tháng tuổi.

Đậu hũ có nguồn gốc từ đậu nành nên dễ gây dị ứng nếu trẻ có tiền sử dị ứng với đậu nành. Đậu hũ cần được hấp chín để đảm bảo an toàn, để nguội và cắt hạt lựu rất phù hợp với trẻ ăn bốc. Trong đậu hũ đóng khuôn, có 120calo, 13mg protein, 120mg can-xi. Đây chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn ăn dặm cho bé trên 18 tháng vì là món ăn giàu đạm, nhưng lại không ngán, rất ngon và dễ ăn.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tìm hiểu các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp hỗ trợ sức khỏe của mẹ và bé

Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…

7 months ago

Bí quyết chọn bỉm dùng ban đêm cho bé để có giấc ngủ ngon và khô ráo

Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…

7 months ago

Cách trị đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…

5 years ago

Sữa cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…

5 years ago

Review các dòng sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh năm 2018

Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…

5 years ago

Sữa mẹ tốt nhất khi nào và những trường hợp nào không nên dùng sữa mẹ?

Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…

5 years ago