Categories: Nuôi Con Tốt

Tìm hiểu về thời kỳ giữa ăn dặm 7-9 tháng tuổi của trẻ

Vào giai đoạn từ 7-9 tháng một số trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng biếng ăn. Vì vậy thức ăn của bé cần phải chế biến khéo léo, có kỹ thuật bài bản và hơi mất thời gian một chút đấy mẹ nhé!

Kỹ thuật và thời gian cho bé ăn dặm thời kỳ giữa

Món ăn dạng nhỏ nát hoàn toàn phù hợp với bé 7-9 tháng tuổi bởi nhu cầu hấp thụ để phát triển, sinh trưởng đang đỉnh điểm. Đặc biệt trẻ đã biết thưởng thức mùi vị thức ăn, hơn hết là ưa thích vị mặn và thơm nên mẹ hãy chú ý cho một ít muối vào món ăn khi chế biến.

Với một số bé đã mọc được 1-2 răng sữa thì khuyên mẹ để thức ăn ở dạng hạt nhỏ bởi có thể trẻ sẽ thích hoạt động nhai nuốt. Đồng thời đây cũng là thời kỳ bé thưởng thức được đa dạng mọi thức ăn, ba mẹ hãy yên tâm tăng cường trau dồi để chế độ dinh dưỡng được cân bằng.

Khác với cách chế bột ăn dặm khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, bé 7 tháng đã chuyển đổi từ thức ăn giằm nhuyễn sang dạng hạt có độ lợn cợn hơn, số lượng tùy thuộc vào tiêu chuẩn và khả năng hấp thu của bé mà tăng lên cho phù hợp, nêm nếm thêm 200-400mg muối nhưng vẫn cần duy trì cho trẻ ăn nhạt.

Bé 8 tháng tuổi có thể ăn nguyên trái trứng với cả lòng đỏ và lòng trắng. Mẹ nên bắt đầu chế biến những món ăn có trứng, có thể cho bé ăn bánh mỳ, bánh quy để bé tập nhai và rèn kỹ năng cầm ăn, đưa thức ăn vào miệng…

Đối với trẻ 9 tháng tuổi, nhu cầu về lượng thức ăn của bé ngày càng tăng, tay chân linh hoạt hơn, hầu hết bé thích dùng tay bốc thức ăn. Nếu không phải là mùa hè và cơ thể bé khỏe bình thường có thể giảm số lầ bé bú sữa mẹ cho đến khi cai sữa hẳn nhưng vẫn duy trì mỗi ngày cung cấp cho bé 600ml sữa bột pha để bé có thói quen uống sữa.

Lượng muối bổ sung mỗi ngày cho bé có công thức đơn giản như sau:

[Trọng lượng cơ thể (kg) – 4g] x 100mg = số mg muối mỗi ngày

Bé ở tuổi này rất thích ăn những thức ăn mới lạ, đôi lúc không phải bé thích ăn mà chú yếu là thích chơi đùa. Bé hay với lấy muỗng từ tay của mẹ và tự ăn nên bạn phải tận dụng cơ hội này để bé tự tập ăn, cổ vũ bé khi bé tự lấy thức ăn để tâm lý ngày càng phát triển và tăng thêm lòng tự tin.

Kiến nghị lượng thức ăn mỗi ngày cho trẻ 7-9 tháng tuổi

  • Sữa: 600ml  (chiếm 50-60% tổng năng lượng)
  • Ngũ cốc, cháo, cơm tán: 50-80g
  • Trứng gà: 1 trứng (15g)
  • Thịt: 20-40g
  • Rau củ: 100g
  • Trái cây: 50g
  • Nước: 200-400ml
  • Dầu: 20ml.

Nhu cầu năng lượng mỗi ngày

của các chất dinh dưỡng chính và nước

Năng lượng

(Kcalo/kg cân nặng)

Nước

(ml/kg cân nặng)

Protein

(g/kg cân nặng)

Chất béo

(g/kg cân nặng)

Hợp chất nước & cacbon

( g/kg cân nặng)

95 120 – 130 1.25 – 1.15 3.0 – 4.0 10 – 12

Mong rằng với những thông tin kiến thức được chia sẻ cụ thể trên bài viết, các mẹ có thể xây dựng cho con yêu một chế độ dinh dưỡng phù hợp để tinh thần và thể chất luôn được phát triển một cách toàn diện nhất.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tìm hiểu các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp hỗ trợ sức khỏe của mẹ và bé

Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…

1 year ago

Bí quyết chọn bỉm dùng ban đêm cho bé để có giấc ngủ ngon và khô ráo

Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…

1 year ago

Cách trị đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…

6 years ago

Sữa cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…

6 years ago

Review các dòng sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh năm 2018

Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…

6 years ago

Sữa mẹ tốt nhất khi nào và những trường hợp nào không nên dùng sữa mẹ?

Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…

6 years ago