Categories: Sữa Tốt

11 món ăn giúp bố mẹ tăng sức đề kháng cho bé

Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho bé là vấn đề bậc nhất luôn được ba mẹ quan tâm. Bởi lẽ, bé càng khôn lớn, “hàng rào” miễn dịch từ sữa mẹ không còn, cộng thêm việc bé tiếp xúc với môi trường xung quanh có thể làm bé nhiễm bệnh.

Thông qua việc ăn uống, bố mẹ có thể giúp sức đề kháng bé gia tăng một cách tự nhiên. Bố mẹ cũng nên lưu ý nên đa dạng khẩu phần ăn để trẻ không thiếu chất. Dưới đây là một số món ăn vừa dễ làm, vừa giúp bé tăng sức đề kháng.

Món chính

1. Thịt xông khói rau củ

Nguyên liệu: Thịt ba chỉ xông khói 3 lát, súp lơ xanh 50g, cà rốt 1/2 củ, bí đỏ 50g, củ dền 50g, dưa chuột 1/2 quả, mayonnaise 1/2 thìa súp, bánh mì que 3 đến 4 cái.

Cách làm:

– Súp lơ xanh rửa sạch, xắt miếng vừa ăn.

– Cà rốt, củ dền, bí đỏ, dưa chuột rửa sạch, thái lát mỏng, tỉa hình cây thông, hoa mai. Dưa chuột để riêng, hấp chín súp lơ xanh, củ dền, bí đỏ, cà rốt. Cuộn thịt xông khói vào bánh mì que, bày ra khay hoặc dĩa cùng rau củ, xốt mayonaise.

2. Nui xào thịt heo

Nguyên liệu: Nui 30g, thịt lợn 30g, cà rốt 30g, đậu hòa lan 30g, dầu ăn 10g, nước mắm hoặc bột canh iod, hành, mùi.

Cách làm:

– Nui luộc chín, đổ ra rá rửa sạch, để ráo.

– Thịt lợn băm nhuyễn. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt nhỏ. Đậu hòa lan rửa sạch.

– Hành, mùi nhặt rửa sạch, thái nhỏ.

– Phi 1 thìa cà phê dầu hành xào thịt, cà rốt, đậu, chế lưng bát nước đun sôi đun cho đến khi các nguyên liệu chín mềm, cho nui vào đảo đều, nêm gia vị vừa ăn, cho thêm 1 thìa cà phê dầu và hành, mùi vào đảo đều là được.

3. Rong biển xào thịt

Nguyên liệu: Thịt lợn vai 100g, rong biển ngâm nở 150g, dầu thực vật, bột mì, nước mắm, bột canh, hành khô đủ dùng.

Cách làm:

– Rong biển rửa sạch, thái chỉ, cho vào xoong nước luộc 15 phút, khi thấy rong biển mềm thì cho ra, để ráo.

– Thịt rửa sạch, thái sợi, ướp nước mắm, bột mì.

– Đổ dầu vào chảo, phi thơm hành khô, cho thịt vào xào to lửa 1-2 phút, nêm thêm ít bột canh, cho rong biển và nước (xâm xấp rong biển) vào đun to lửa 1-2 phút, sau đó vặn lửa vừa đun cạn sánh là được.

4. Cải xào thịt, tôm nõn

Nguyên liệu: Thịt lợn vai 100g, cải chip 150g, tôm nõn hoặc tép khô 30g, dầu ăn, nước xuýt hoặc nước, bột mì, nước mắm, rượu nấu ăn đủ dùng.

Cách làm:

– Cải chip rửa sạch, thái chỉ. Tôm nõn hoặc tép rửa sạch, băm nhỏ.

– Thịt lợn rửa sạch, thái sợi, cho ra tô ướp bột mì, nước mắm, xào chín tới.

– Đổ dầu vào chảo, cho cải, tôm vào xào, nêm bột canh, chế nước xuýt vào đun, trút thịt vào đảo đều, rưới rượu đun chín là được.

5. Canh cải nấu tôm

Nguyên liệu: Cải ngọt 150g, tôm nõn tươi 100g, bột canh.

Cách làm:

– Cải ngọt nhặt rửa sạch, thái nhỏ.

– Tôm nõn rút bỏ chỉ ruột đen, rửa sạch, băm nhuyễn, ướp với bột canh cho ngấm.

– Bắc xoong lên bếp, đun nóng xoong, cho ít dầu vào xào qua tôm. Tiếp đó chế nước vào đun sôi, cho cải vào đun chín là được, nêm bột canh vừa ăn.

6. Xốt thịt viên nấm hương

Nguyên liệu: Thịt lợn nạc vai 150g, nấm hương 5 tai, nước mắm đủ dùng, cà chua 1 quả, hành khô, dầu ăn.

Cách làm:

– Thịt rửa sạch, băm nhuyễn, ướp với ít nước mắm, để ngấm.

– Nấm hương rửa qua, ngâm nở, rửa sạch, băm nhỏ, trộn đều với thịt băm rồi vê thành viên thịt to bằng quả vải.

– Cà chua rửa sạch, cắt bỏ cuống đen, bỏ ruột hạt, băm nhỏ.

– Cho dầu vào chảo đun nóng, phi thơm hành khô rồi cho cà chua vào đun nhỏ lửa cho ra nước, tiếp đó cho thịt viên cùng ít nước nấm vào, nêm thêm bột canh cho vừa miệng, đun ngấm là được.

7. Canh cua mồng tơi, rau đay

Nguyên liệu: Cua đồng 200g, mồng tơi 100g, rau đay 100g, hành khô, bột canh, dầu ăn đủ dùng.

Cách làm:

– Mẹ cần rửa sách cua, sau đó bóc bỏ mai cũng như yếm, miệng và để ráo nước,  rồi khêu lấy gạch để riêng. Cho cua vào cối giã với ít muối, thúc kỹ, đổ nước lã vào bóp kỹ lọc lấy khoảng 300ml nước.

– Mồng tơi, rau đay nhặt rửa sạch, thái nhỏ.

– Bắc xoong lên bếp, đun nóng xoong, cho dầu vào phi thơm hành khô và clufng gạch cua, tiếp đó cho ít bột canh và nước cua vào khuấy đều, đun sôi, cho rau vào đun chín là được. Cho trẻ ăn với cơm.

Món này giúp tăng đề kháng cho bé rất tốt, vừa thanh đạm, vừa giàu dinh dưỡng.

8. Canh cải nấu cá rô

Nguyên liệu: Cá rô 100g, rau cải xanh 200g, gừng tươi 5g, nước mắm, bột canh, dầu ăn đủ dùng.

Cách làm:

– Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập dập, băm nhỏ.

– Rau cải xanh nhặt rửa sạch, thái nhỏ.

– Cá rô đánh vẩy, chặt vây, móc bỏ mang, mổ bỏ ruột, rửa sạch, ướp ít muối.

– Đun sôi 500ml nước lã, cho cá vào luộc chín, vớt cá ra gỡ lấy thịt, ướp nước mắm với chút gừng. Xương cá giã kĩ, lấy nước luộc cá lọc bỏ xương rồi đun sôi, nêm vừa mắm muối rồi cho rau cải vào đun chín tới, cho tiếp thịt cá vào đun chín, nêm bột canh vừa ăn cùng chỗ gừng băm còn lại vào. Múc ra bát, cho trẻ ăn cùng cơm.

Lưu ý: Có thể thay cá rô bằng cá quả hoặc cá rô phi.

9. Trứng đúc thịt

Nguyên liệu: Trứng gà 2 quả, thịt nạc thăn băm 50g, bột canh, dầu ăn đủ dùng.

Cách làm:

– Trứng gà đập ra tô, cho thịt băm, bột canh vào đánh đều, để sẵn.

– Bắc chảo lên bếp đun nóng dầu, cho trứng đúc thịt vào chiên nhỏ lửa cho đến khi chín vàng, lật mặt kia chiên tiếp cho đến khi trứng chín vàng đều hai mặt, thịt chín là được.

Món ăn vặt

1. Pudding trái cây

Nguyên liệu: Bánh mì gối 1 lát, đào 15g, kiwi 5g, trứng gà 1 quả, sữa tươi 50ml, đường kính 1 thìa cà phê.

Cách làm:

– Dùng dao xắn bỏ rìa cứng quanh lát bánh mì, rồi xắn thành 4-8 miếng nhỏ đều nhau.

– Đào gọt bỏ vỏ, thái lát mỏng. Kiwi thái lát.

– Đập trứng ra bát, đánh đều với sữa và đường.

– Nhúng từng miếng bánh mì vào bát trứng sữa cho ngấm đều.

– Kẹp đào và kiwi vào giữa những miếng bánh mì, sau đó đặt vào chõ hấp cách thủy khoảng 12 phút là được.

2. Bánh mì rán trứng sữa

Nguyên liệu: Trứng gà 2 quả, sữa tươi 100ml, đường kính (hoặc mật ong) 3 thìa cà phê, bánh mì 1 cái, dầu ăn đủ dùng.

Cách làm:

– Đánh trứng gà cùng với sữa tươi, đường hoặc mật ong thành hỗn hợp hơi lỏng.

– Bánh mì cắt khoanh, nhúng vào tô sữa cho ngấm đều hai mặt.

– Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào chảo đun nóng, cho bánh mì vào rán chín vàng.

– Gắp bánh ra cho ra đĩa lót giấy thấm dầu là được.

– Cho trẻ ăn cùng với nước trái cây.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên duy trì cho trẻ uống sữa Vinamilk mỗi ngày để phòng ngừa thiếu hụt dưỡng chất ở bé, cũng như gia tăng sức đề kháng cho bé.

Những món ăn ở trên đều góp phần trong “công cuộc” tăng sức đề kháng cho trẻ, bố mẹ lưu lại để thực hành nấu cho bé nhé! Bên cạnh đó, chúng tôi muốn giới thiệu đến cha mẹ một dòng sữa giúp trẻ tăng sức đề kháng tốt nhất cũng như hỗ trợ hệ tiêu hóa tối ưu của trẻ. Đó chính là sữa Optimum Gold với những dưỡng chất tối ưu giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tìm hiểu các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp hỗ trợ sức khỏe của mẹ và bé

Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…

7 months ago

Bí quyết chọn bỉm dùng ban đêm cho bé để có giấc ngủ ngon và khô ráo

Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…

7 months ago

Cách trị đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…

5 years ago

Sữa cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…

5 years ago

Review các dòng sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh năm 2018

Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…

5 years ago

Sữa mẹ tốt nhất khi nào và những trường hợp nào không nên dùng sữa mẹ?

Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…

5 years ago