Categories: Nuôi Con Tốt

Chăm sóc trẻ sinh non không đơn giản.

Hành trình nuôi dưỡng những đứa trẻ sinh non không hề đơn giản, đòi hỏi cha mẹ phải có những hiểu biết nhất định về việc chăm sóc bé sinh non khoa học.

Vì vậy bài viết hôm nay sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức bổ ích về những vấn đề này.

Chăm sóc bé sinh non

Bảo đảm nhiệt độ thích hợp: Nhiệt độ môi trường thích hợp với bé sinh non là 29 đến 33 độ C, cần bảo đảm nhiệt độ hậu môn của bé sinh non từ 36- 38 độ C

Hiện nay, đa số bệnh viện sử dụng lồng ấp truyền thống, người mẹ có thể vuốt ve và nói chuyện với con qua lỗ cửa trên lồng ấp.

Trước khi bé sinh non được xuất viện về nhà, cha mẹ cần học các phương pháp chăm sóc dưới sự hướng dẫn của nhân viên có chuyên môn

Trong quá trình cho bé ăn, cần chú ý không để bé bị trớ sữa vì sẽ rất nguy hiểm.

Cần đặc biệt chú ý hô hấp ở bé sinh non, khi phát hiện đường hô hấp của bé không bình thường hoặc không đều ( có lúc ngừng trên 15 giây), đối với những trường hợp này cần tiến hành hô hấp nhân tạo ngay hoặc đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé sinh non , cứ 4-6 tiếng đo nhiệt độ một lần, đồng thời giữ nhiệt độ phòng ổn định

Bảng nhiệt độ, độ ẩm và cân nặng của bé

Cân nặng của bé sinh non Nhiệt độ phòng Độ ẩm phòng
khoảng 1000g 34 đến 35  độ C 70%
1800-2000g 30 đến 32 độ C 60%
2500 đến 3000g 25 đến 27 độ C 60%

Khi chăm sóc bé sinh non, cần cố gắng kiên nhẫn, không sốt ruột và chăm sóc bé khoa học để bé có thể bắt kịp đà tăng trưởng như những bé bình thường.

Làm thế nào để đảm bé sinh non ngủ ngon

Căn cứ vào qui luật hoạt động, chu kì giấc ngủ, nhu cầu chăm sóc và ăn uống của bé để đặt ra kế hoạch chăm sóc có qui luật thời gian nhất định cố gắng cho bé được ngủ đầy đủ, ngon giấc

Ngoài ra đặt bé sinh non trong lồng ấp, khi bé ngủ cần dùng khăn ấm quấn bé lại, như vậy bé sẽ có cảm giác an toàn, ấm áp như đang nằm trong bụng mẹ hay trong vòng tay tay mẹ, giúp bé ngủ ngon hơn.

Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé. Nên nhớ, bé ăn no mới có thể ngủ say!

Giảm bớt ánh sáng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Cho dù ở nhà hay ở bệnh viện, cần điều chỉnh ánh sáng phòng phù hợp, điều chỉnh sao cho người lớn có thể quan sát động tĩnh của bé là đủ. Khi cần ánh sáng mạnh, tránh để ánh sáng trực tiếp chiếu vào mắt bé, có thể che mắt bé hoặc dùng khăn che lồng ấp lại. Ban ngày nên tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào bé nhưng cũng không nên che hết ánh sáng. Nếu ban ngày mà trong phòng quá tối, bé sẽ có cảm giác nhầm lẫn, không phân biệt được ngày và đêm

Giảm tiếng ồn từ môi trường xung quanh để không gây ảnh hưởng đến bé đến giấc ngủ của bé

Tránh những hành động không cần thiết. Khi bé ngủ, cố gắng không làm phiền bé như xê dịch vị trí giường, thay tã, cho bú sữa.

Đặt bé nằm ở tư thế hợp lí, tránh để tư thế không đúng. Bé nằm ở tư thế hợp lí sẽ giúp cơ thể co duỗi thoải mái, bảo đảm chân tay hoạt động tự do, có lợi cho sự phát triển của bé.

Tham khảo các loại sữa cho bé tại đây.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tìm hiểu các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp hỗ trợ sức khỏe của mẹ và bé

Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…

7 months ago

Bí quyết chọn bỉm dùng ban đêm cho bé để có giấc ngủ ngon và khô ráo

Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…

7 months ago

Cách trị đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…

5 years ago

Sữa cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…

5 years ago

Review các dòng sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh năm 2018

Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…

5 years ago

Sữa mẹ tốt nhất khi nào và những trường hợp nào không nên dùng sữa mẹ?

Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…

5 years ago