Categories: Sức Khỏe

Tác dụng tuyệt vời khi cho tỏi vào các món ăn dặm của con

Nhiều bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên rằng khi cho trẻ dưới 1 tuổi ăn dặm, mẹ không nên nêm thêm gia vị cho con.

Tuy nhiên, có một loại gia vị có vị cay nhưng lại tốt cho sức khỏe con mà mẹ nên cho vào món ăn dặm hằng ngày. Đó chính là tỏi.

Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ biết thêm được những công dụng vô cùng quý giá của tỏi đối với sức khỏe của con.

Lợi ích khi cho con ăn tỏi

– Chữa rối loạn hô hấp: Sức đề kháng của trẻ con còn khá yếu kém do đó trẻ có thể thường xuyên bị cảm lạnh, sốt và cúm. Món súp tỏi sẽ giúp giảm mức độ nguy hiểm của cảm lạnh và loại bỏ các loại độc tốt ra khỏi cơ thể bé.

– Trị đau bụng: tỏi phát huy tác dụng tốt ở đường ruột và dạ dày do đó tỏi có thể chữa được chứng đau bụng và chứng rối loạn dạ dày. Mẹ nên kết hợp tỏi với mật ong để tăng gấp đôi hiệu quả.

– Hạn chế nhiễm trùng: Tỏi có khả năng kháng khuẩn khá mạnh do đó nó có thể giúp kiểm soát sự phát triển của các vi khuẩn gây nhiễm trùng hiệu quả, ngoài ra chúng còn có thể loại bỏ hoàn toàn những vi khuẩn này. Ngoài ra, nó còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có trong đại tràng và ruột non khá tốt.

– Tẩy giun: Như đã nói ở trên, tỏi có tính kháng khuẩn, do đó, tỏi có khả năng tiêu diệt giun sán đường ruột như sán dây – loại ký sinh hút hết các chất dinh dưỡng, nguyên nhân trẻ ăn nhiều nhưng không mập, gây ra các nhiễm trùng và nhiều vấn đề về sức khỏe của con.

– Chữa lành vết thương: Tỏi cũng giúp chữa lành nhanh chóng các vết thương do nó có đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời. Do đó, mẹ nên bổ sung tỏi vào các món ăn dặm hằng ngày của trẻ để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.

Cách bổ sung tỏi vào bữa ăn cho con

Đối với trẻ nhỏ 6-8 tháng tuổi, mẹ có thể nghiền tỏi thật nhuyễn và cho vào món cháo hoặc bột ăn dặm của con. Còn đối với những đứa trẻ lớn hơn, khi mẹ chế biến bất kỳ món nào như xào nấu hoặc hầm thì đều có thể cho một tép nhỏ tỏi vào để bé có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ tỏi.

Khi trẻ bị cảm cúm, mẹ hãy ép một ít nước ép tỏi cho bé uống trực tiếp hoặc nấu kèm cháo trắng cho con ăn khi còn nóng. Ngoài ra, khi con bị viêm mũi, bạn hãy nhỏ mỗi bên mũi còn 1 giọt nước ép tỏi, tránh nhỏ nhiều vì tỏi có tính cay có thể gây nóng mũi của bé.

Tuy có vị cay nồng nhưng tỏi lại là gia vị vô cùng an toàn cho trẻ, bạn nên tập cho bé làm quen với hương vị của tỏi ngay từ khi còn nhỏ, bắt đầu từ lúc ăn dặm 6-8 tháng tuổi.

Lưu ý: Một số trẻ có thể dị ứng với tỏi nhưng số đó không nhiều nếu không muốn nói là hiếm, do đó, mẹ không cần quá lo lắng.

Để phòng bệnh, mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn khoảng 5 – 10g tỏi là được. Cứ mỗi chén cháo hoặc bột 200ml sẽ cho 1 tép tỏi bằng đốt ngón tay.

Ngoài ra, nếu bạn là một người bận rộn, không có thời gian cân đong đo đếm và xay nhuyễn thức ăn và lên thực đơn cho con ăn dặm, bạn có thể tham khảo qua bột ăn dặm Ridielac Alpha của Vinamilk với rất nhiều vị từ bột ngọt tới bột ngọt, phù hợp với tất cả các giai đoạn ăn dặm của trẻ. Xem chi tiết tại đây.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Tìm hiểu các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp hỗ trợ sức khỏe của mẹ và bé

Khám phá danh sách các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối…

1 year ago

Bí quyết chọn bỉm dùng ban đêm cho bé để có giấc ngủ ngon và khô ráo

Khi tới giai đoạn bé bắt đầu ngủ trọn đêm, việc chọn loại bỉm dùng…

1 year ago

Cách trị đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn là một hiện tượng không phải…

6 years ago

Sữa cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ . Tuy…

6 years ago

Review các dòng sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh năm 2018

Để tìm loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên làm…

6 years ago

Sữa mẹ tốt nhất khi nào và những trường hợp nào không nên dùng sữa mẹ?

Nếu hỏi loại sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nhất? Hiển nhiên chúng ta…

6 years ago